Quang cảnh hội thảo ngày 11/4.

Phát triển đường sắt đô thị để giảm phương tiện cá nhân

Ngày 11/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Liên hiệp các Hội khoa học-kỹ thuật Hà Nội, Hội Cầu đường Hà Nội, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo “Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân”.
Khung tiêu chuẩn kỹ thuật nào cho đường sắt đô thị

Khung tiêu chuẩn kỹ thuật nào cho đường sắt đô thị

Hiện nay các dự án đường sắt đô thị (Metro) tại nước ta đang được làm với công nghệ khác nhau do phụ thuộc điều kiện vay vốn ODA. Cho dù công nghệ khác nhau được khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến việc kết nối trong mạng lưới giao thông đô thị. Tuy nhiên trên thực tế cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đường sắt cũng như không làm ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư, thay thế phụ tùng, bảo trì và khai thác vận hành sau này.
Chạy thử tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội, đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy.

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Thời gian qua, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi các ngành chức năng, chính quyền của hai thành phố tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đột phá, nhằm triển khai đồng bộ, sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội tại hai thành phố lớn.
Tàu đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đón khách tại ga Văn Khê. (Ảnh: MINH HÀ)

Tăng tiện ích kết nối cho đường sắt đô thị

Sau gần hai năm hoạt động, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đã trở thành phương tiện giao thông hiệu quả xuyên tâm thành phố, với hơn 30 nghìn lượt hành khách đi lại hằng ngày. Từ kết quả này, các cơ quan chức năng đang tiếp tục đẩy mạnh các tiện ích kết nối nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng vận tải hành khách công cộng.

Cần khắc phục bất cập trong quy hoạch đường sắt đô thị

Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch số 519), Hà Nội sẽ xây dựng chín tuyến đường sắt đô thị, kéo dài các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các đô thị vệ tinh với tổng chiều dài 417,8 km.
Đầu tư đồng bộ mạng lưới xe buýt kết nối metro Bến Thành-Suối Tiên

Đầu tư đồng bộ mạng lưới xe buýt kết nối metro Bến Thành-Suối Tiên

Dự án tổ chức mạng lưới xe buýt kết nối các nhà ga của tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) nhằm tạo nên hệ thống đồng bộ, liên hoàn, cung cấp khả năng tiếp cận cao nhất để người dân sử dụng dịch vụ tuyến đường sắt đô thị, đang được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải thành phố, gấp rút thực hiện với nguồn kinh phí đầu tư hơn 93 tỷ đồng.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang từng bước phát huy hiệu quả.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư tuyến đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

Ngày 4/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Dự án tuyến 2) và thông qua Văn kiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị” (Dự án HTKT tuyến 3.2).
Dấu ấn biểu tượng của tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên là hạng mục Giếng trời lấy sáng (toplight), thuộc khu vực nhà ga Trung tâm Bến Thành.

Dấu ấn biểu tượng của tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên là khu vực nhà ga Bến Thành

Sau hơn 7 năm rào chắn thi công xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác tái lập mặt bằng, tháo dỡ rào chắn và bàn giao 8.000m2 mặt bằng Công viên 23/9 cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Xây dựng.
Trong khoảng 15 năm tới, xe buýt vẫn sẽ là phương tiện vận tải công cộng chủ lực của Hà Nội. (Ảnh: Công Nhất)

Giải pháp tổ chức vận tải hành khách công cộng hiệu quả

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhất là sau khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đi vào khai thác, tuy nhiên vận tải hành khách Thủ đô vẫn còn rất nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh mẽ và giải pháp tổ chức hợp lý hơn nữa để “hút khách”, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, nhằm mở ra diện mạo giao thông hiện đại, góp phần quan trọng giảm ùn tắc giao thông Thủ đô.
Các tuyến buýt, điểm dừng xe buýt được bố trí hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho hành khách đi lại. (Ảnh: Hương Trà)

Hà Nội: Xe buýt “hút khách” nhờ tăng kết nối với đường sắt đô thị

Thời gian gần đây, lượng hành khách đi xe buýt tại Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng phương tiện, nhân sự phục vụ thì việc tăng kết nối giữa xe buýt với các loại hình khác đã thật sự tạo thêm sức hút, thuận tiện cho người dân đi lại.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội được nghiên cứu kéo dài đến Hoàng Mai.

Nghiên cứu đầu tư kéo dài đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đến Hoàng Mai

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị”.

Hành khách trải nghiệm chuyến tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Ðông trong ngày đầu tiên đưa vào khai thác thương mại. Ảnh: Minh Hà

Người dân trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô

Háo hức xen lẫn tò mò, đó là tâm trạng chung của những hành khách tham gia chuyến tàu điện từ Cát Linh đi Yên Nghĩa trong ngày đầu đưa vào khai thác. Sau nhiều lần lỗi hẹn, tuyến đường sắt đô thị trên cao đã chính thức vận hành với mong muốn góp phần nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô.