Sản phẩm cây cỏ ngọt của Hợp tác xã Nông nghiệp-Du lịch trải nghiệm Kon Tu Rằng mang lại giá trị kinh tế cao.

Kon Tum bảo tồn, trồng dược liệu dưới tán rừng

Tỉnh Kon Tum có hơn 63% đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, rừng ở Kon Tum có giá trị lớn về sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng; trong đó, nhiều loài lâm sản có tính dược liệu cao, trữ lượng lớn đem lại giá trị kinh tế. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng được tỉnh Kon Tum chú trọng.
Huyện Gia Viễn bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn gen cây dược liệu quý hiếm phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế, du lịch.

Ninh Bình: Huyện Gia Viễn phát huy các nguồn lực bảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu

Ngày 17/2, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Ban quản lý Di tích lịch sử Đền Thánh Nguyễn (nơi thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, Quốc sư thời nhà Lý) phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Ủy ban nhân dân xã Gia Thắng và Gia Tiến tổ chức phát động Tết trồng cây tại “Vườn thảo dược Nguyễn Minh Không”.
Nhiều nông sản Quảng Trị được người tiêu dùng biết đến nhờ sàn thương mại điện tử.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương tham gia quảng bá, giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của người dân được tiêu thụ rộng rãi hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Thậm chí, một số nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao.
Đầu tư, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu ở Hợp tác xã Mạnh Hương.

Cây xóa nghèo ở vùng cao Lào Cai

Thực tế ở vùng cao Lào Cai cho thấy, để nâng cao giá trị cây dược liệu cần phải chế biến sâu. Tuy nhiên, hiện nay, việc chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi tỉnh Lào Cai cần tiếp tục có những cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ cây dược liệu đặc hữu.
Muỗi Aedes aegypti.

Khai thác dược liệu để phòng trừ côn trùng

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 36318 “Chế phẩm xua đuổi và phòng trừ côn trùng”. Việc khai thác sáng chế này sẽ đem lại một hướng đi mới thân thiện với môi trường và hiệu quả kinh tế hơn cho hoạt động phòng trừ dịch bệnh, bảo quản lương thực, bảo quản mẫu vật…
Đồng chí Dương Văn Trang (người ngoài cùng bên phải) thăm mô hình trồng cây mắc-ca tại huyện Kon Rẫy.

Khơi thông mọi nguồn lực, đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững

Những năm qua, tỉnh Kon Tum có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt và trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Để đạt được kết quả trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; khơi thông và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

Dược liệu hỗ trợ giảm tác dụng của hóa, xạ trị trong điều trị ung thư

Một số dược liệu, hoạt chất sinh học tiêu biểu có thể kể đến Lunasin Fucoidan, nấm ngưu chương chi, DeltaImmune… có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống ô-xy hoá, chống gốc tự do, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ hồi phục sức khoẻ để giảm tác dụng phụ của hoá trị, xạ trị trong điều trị ung thư.
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho 2 công ty.

Lần đầu tiên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sâm củ Ngọc Linh

Sáng 16/8, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã tổ chức trao Quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ cho 2 công ty trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên tỉnh Kon Tum cấp giấy chứng nhận này đối với sâm củ Ngọc Linh.
Phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc.

Tăng giá trị cho dược liệu của Việt Nam

Việt Nam có 10.500 loài thực vật, 1.800 cây thuốc, trong đó, rất nhiều loại có giá trị cao là dược liệu quý được thế giới công nhận như: Sâm ngọc linh, thông đỏ, hoa hòe, trinh nữ hoàng cung, giảo cổ lam… Nhiều loại thảo dược đang được các nhà khoa học ứng dụng công nghệ mới chiết xuất các hợp chất quý để làm dược, mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình sản phẩm quốc gia, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.
Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, xây dựng định hướng phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ðây là mục tiêu lớn đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phát triển hiệu quả ngành hàng này, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới…
Trên 150 đại biểu thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước, các bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tham dự diễn đàn.

Tìm giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái

Sáng 7/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch (tỉnh Lai Châu) tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của bà Mai Thị Thái.

Trồng nấm linh chi dưới tán rừng

Từ diện tích 3,5ha rừng tự nhiên nhận giao khoán bảo vệ, bà Mai Thị Thái (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) đã trồng thử nghiệm nấm linh chi dưới tán rừng. Mô hình thành công đã mở ra hướng phát triển mới, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương, tạo sinh kế cho người giữ rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.
Dây chuyền chế biến gạo đạt chuẩn châu Âu ở Quảng Trị.

Nâng chất lượng nông sản, hướng đến thị trường xuất khẩu

Để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị đã đầu tư trang thiết bị cho nhà máy, đồng hành với người dân nâng cao năng lực chế biến, tạo dựng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường, từng bước đưa nông sản của người dân có đầu ra ổn định. Nhiều sản phẩm nông sản ở các địa phương được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.
Cán bộ, kỹ sư Trung tâm Nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu quốc gia (Viện Dược liệu) kiểm tra sự sinh trưởng của cây trong phòng thí nghiệm.

Ứng dụng công nghệ để tăng giá trị dược liệu

Công nghệ sinh học đã được biết đến nhiều trong việc chọn tạo các giống cây trong nông nghiệp hay ứng dụng trong xét nghiệm, chẩn đoán các đột biến gien… trong ngành y tế. Gần đây, công nghệ sinh học bắt đầu được quan tâm trong nghiên cứu, phát triển, bào chế dược liệu nhằm phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, bắt kịp xu hướng nghiên cứu của thế giới và tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.