Khách du lịch khắp nơi đã đổ về khu phố đi bộ đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) để khám phá các hoạt động trong chương trình quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”. Tại đây, khách tham quan được sống lại với không gian, các món ăn của thời bao cấp.
Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án về sản phẩm du lịch đêm, có khung và gợi ý cách làm rồi, nhưng Bộ không làm thay cho địa phương được, mà mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo, nghiên cứu sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, mang tính cạnh tranh cao để giữ chân du khách.
Đến nay, Đà Nẵng đã triển khai một số hoạt động vui chơi, giải trí, dịch vụ ban đêm như khu phố du lịch An Thượng, bãi biển đêm Mỹ Khê, chợ đêm Sơn Trà, Helio, khu du lịch Sun World Danang Wonders, tăng tần suất trình diễn cầu Rồng phun lửa, phun nước vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hằng tuần; tổ chức định kỳ chương trình âm nhạc đường phố; khai trương Công viên APEC…
Với tầm nhìn sông nước, không khí mát mẻ, cảnh quan sinh động màu sắc đô thị, tuyến phố đi bộ Bạch Đằng tại Đà Nẵng trong những ngày qua đang gây “sốt” với nhiều người dân, du khách có nhu cầu đi bộ thư giãn và vui chơi, qua đó mở ra nhiều tiềm năng phát triển thương mại, du lịch của thành phố.
Theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thực tế chế độ tiền lương đối với vận động viên các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia còn thấp, dẫn tới khó khăn trong thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao.
Vốn đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan bất kể ngày thường hay ngày nghỉ, Đền Ngọc Sơn, một biểu tượng văn hóa tâm linh của Thủ đô sẽ có thể bứt phá hơn nữa khi được “sống dậy” về đêm?
Loạt sản phẩm du lịch đêm mới được Hà Nội khai thác sẽ góp phần tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa của Thủ đô, mang đến cho khách du lịch trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn thông qua sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại với không gian văn hóa, lịch sử của Hà Nội trong đêm. Để phát triển hiệu quả tiềm năng du lịch đêm, Sở Du lịch Hà Nội đã có thêm nhiều chiến lược bài bản, đồng bộ hơn, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch đầu tư, xây dựng các sản phẩm hấp dẫn, giá trị, tập trung vào thế mạnh của thành phố.
Trong thời gian gần đây, hoạt động du lịch tại Hà Nội trở nên “nhộn nhịp” hơn hẳn. Từ ngồi xe buýt đi dạo phố tới thưởng thức nhạc sống đến trải nghiệm nhiều loại hình khám phá văn hóa về đêm, tất cả đang "bùng nổ" với những cách thức thể hiện mới lạ.
Du lịch Hà Nội đã vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng trong năm 2023. Trong đó, lượng khách nội địa đến Thủ đô đã về gần mức trước đại dịch Covid-19. Đây là cơ sở để Hà Nội phấn đấu đón 25,6 triệu lượt khách trong năm 2024.
Các sản phẩm du lịch đêm ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách du lịch. Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu du lịch đêm của khách. Trong đó, thành phố tập trung khai thác thế mạnh du lịch di sản, du lịch văn hóa, với các sản phẩm nổi bật như: Tour “Tinh hoa đạo học” tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, tour đạp xe Đêm Thăng Long… Những sản phẩm này đang tạo sức hút cho du lịch Thủ đô.
Ngày 15/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại hơn 60 điểm cầu trên cả nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm”. Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao; khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Nhằm thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách nội địa và quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Chương trình trải nghiệm “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” kết hợp giữa tham quan di tích với nhiều hoạt cảnh, tái hiện chân thực cuộc sống khắc nghiệt trong Nhà tù Hỏa Lò. Chương trình vừa tạo sức hút cho du lịch; vừa góp phần giúp mọi người hiểu thêm tinh thần cách mạng của những chiến sĩ năm xưa.
Được xác định như động lực mới cho tăng trưởng du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, thúc đẩy du lịch đêm là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khởi động, du lịch đêm ở nước ta cần được nghiên cứu thấu đáo để có những giải pháp, chính sách mang tính chiến lược, tổng thể nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Tối 29/4, tại di sản Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Công ty Lữ hành Hanoitourist khai mạc tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”.