Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hệ thống trường này có vai trò lớn trong việc huy động tối đa học sinh trong độ tuổi tới trường; giảm các tỷ lệ về học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần, học sinh lưu ban,…
Chung tay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chung tay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hiện nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân tộc. Những chương trình, chính sách được ban hành đang phát huy hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần củng cố khối đại đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Chủ tịch nước Tô Lâm tặng quà các đại biểu. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc

Chiều 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt hơn 100 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới, hải đảo đang tham dự Chương trình Điểm tựa của bản làng lần thứ hai, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức tại Hà Nội.
Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng trải nghiệm ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Học sinh dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”

“Cháu xem Báo Nhân Dân điện tử và trên mạng xã hội, cháu ước mình cũng có được bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc. Hôm nay, chúng cháu được tận tay quét mã QR trên bức tranh, rất hấp dẫn. Đây là tài liệu quý giúp chúng cháu hiểu biết toàn cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ”, Sê Pha, dân tộc Cơ Ho Cil, lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.
Nhân viên Nhà máy nước La Dạ lắp đường ống dẫn nước sạch cho người dân.

Bình Thuận nỗ lực đưa nước sạch đến đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nên thường thiếu nguồn nước sạch. Chính vì vậy, tỉnh Bình Thuận đang tập trung xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt để người dân có điều kiện thuận lợi tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chị H’Her đưa sắc màu thổ cẩm Mơ Nông vươn xa hơn bằng sự sáng tạo độc đáo.

Khởi nghiệp thành công từ thổ cẩm Mơ Nông

Với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của thổ cẩm Mơ Nông, chị H’Her ở bon Bu Đắk, xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã tự học nghề may tại địa phương, sau đó chọn khởi nghiệp bằng nghề may trang phục thổ cẩm truyền thống kết hợp với hiện đại, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Bí thư Huyện ủy Bạch Thông (Bắc Kạn) Đỗ Thị Hiền (cán bộ luân chuyển) kiểm tra, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Cao Sơn.

Nhiều địa phương chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Thực hiện chủ trương của Đảng về chăm lo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhiều cấp ủy địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, tuyển dụng và chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ này còn có những khó khăn. Thực tiễn đòi hỏi cần có giải pháp đột phá, tạo động lực để phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc ít người.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của đồng bào Khmer ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh NGUYỄN PHONG)

Chăm lo toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer

Trong các dân tộc thiểu số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào Khmer có số dân nhiều nhất. Từ sự quan tâm, chăm lo, đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực của từng địa phương và tinh thần tự vươn lên của người dân..., đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ không ngừng được cải thiện. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được bảo tồn, phát huy, trao truyền.
Cuộc sống của người Si La hiện đã có nhiều thay đổi, sự thay đổi đó có đóng góp lớn của những người như bà Xuân.

Lai Châu: Hù Cố Xuân - Người uy tín của cộng đồng Si La

Bà Hù Cố Xuân vừa là nghệ nhân, vừa là người già uy tín của tộc người Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu). Bà đóng góp rất nhiều vào việc bảo tồn, phát triển chung của đồng bào Si La trong nhiều năm qua. Hiện dù đã qua tuổi 70, song bà Xuân vẫn không ngừng cống hiến cho sự phát triển của dân tộc mình.
Người dânxã Cao Sơn, huyện Đà Bắc sử dụng téc nước được cấp cho sinh hoạt.

Đầu tư hạ tầng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Đà Bắc

NDO - Đà Bắc là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, địa bàn đồi núi, chia cắt. Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững và góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện đã triển khai các mô hình làm kinh tế , liên kết chăn nuôi, trồng trọt theo hướng công nghiệp , tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở.
Già làng hai thôn: Sơn Tùng và Sơn Hòa (xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng) thực hiện nghi thức kết bạn cộng đồng của người M’nông.

Nỗ lực phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

NDO- Bình Phước là nơi hội tụ và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Xtiêng, M’nông, Khmer... là những cư dân có lịch sử cư trú lâu đời. Trong quá trình phát triển, cư dân sinh sống trên vùng đất Bình Phước đã kiến tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc.
Người dân xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn cùng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tuần tra bảo vệ biên giới.

Củng cố an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

NDO - Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 161/KH-UBND về việc vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, biên giới.
Người dân bản Quyết Tiến thị trấn Tủa Chùa chăm sóc cây lạc được hỗ trợ từ dự án.

Hơn 22,6 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất theo chuỗi

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, căn cứ nguồn vốn được phân bổ, đến hết tháng 9/2023, Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã thẩm định, phê duyệt 13 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
Đường từ trung tâm huyện Bắc Yên lên các xã vùng cao đã được nâng cấp, mở rộng và trải nhựa, có thể đi lại thuận tiện cả bốn mùa.

Những con đường góp phần đổi thay vùng cao Sơn La

Trở lại các xã vùng cao của tỉnh Sơn La, nơi có những con dốc “chồn chân vó ngựa”, một thời chỉ có thể đi bộ. Chuyến đi đầy những cảm xúc khi chứng kiến bao sự “thay da đổi thịt” của các xã vùng cao Sơn La khi nơi đây được quan tâm đầu tư các công trình trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt... Trong đó, phải kể tới những tuyến đường giao thông chỉ đi được một mùa, thì nay đã được trải nhựa rộng thênh thang, nối dài những niềm vui của đồng bào các dân tộc nơi đây…
Nghệ nhân M’nông dệt thổ cẩm.

Văn hóa là động lực cho sự phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người, môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đặt nặng vấn đề vật chất, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể đang được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc H’Mông được huyện Đồng Hỷ tổ chức hằng năm.

Cơ hội thoát nghèo của người H'Mông ở Bản Tèn

Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là nơi đặc biệt khó khăn, hầu hết các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên đặc thù, cảnh quan thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa lâu đời, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc ở Bản Tèn đang có cơ hội lớn để thoát nghèo.
Biểu diễn múa khèn dân tộc Mông tại các ngày hội lớn.

Bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Ra đời từ năm 1965, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng mọi biện pháp cần thiết và không trì hoãn các chính sách nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số. Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc Công ước CERD; đồng thời thực hiện nhiều chủ trương chính sách nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.
Cắt băng khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết và nhà tránh lũ ho bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.

Quảng Bình bàn giao, đưa vào sử dụng 168 nhà đại đoàn kết

Kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2021) diễn ra khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình không tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư mà tập trung hoàn thành, bàn giao nhà đại đoàn kết, công trình dân sinh tặng người dân. 

Đường bê-tông được xây dựng đến điểm trường Nà Bả, phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Khởi sắc vùng sâu, vùng xa ở Thái Nguyên

Với diện tích 3.500 km2, tỉnh Thái Nguyên có dân số gần 1,3 triệu người, 46 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó tám dân tộc có dân số đông. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển gặp nhiều khó khăn. Với quan điểm, mọi nơi, mọi dân tộc đều được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, những năm qua tỉnh đã có những việc làm cụ thể, thiết thực để cải thiện đời sống người dân.