Đầu tư hạ tầng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Đà Bắc

NDO - Đà Bắc là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình, địa bàn đồi núi, chia cắt. Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững và góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện đã triển khai các mô hình làm kinh tế , liên kết chăn nuôi, trồng trọt theo hướng công nghiệp , tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở.
0:00 / 0:00
0:00
Người dânxã Cao Sơn, huyện Đà Bắc sử dụng téc nước được cấp cho sinh hoạt.
Người dânxã Cao Sơn, huyện Đà Bắc sử dụng téc nước được cấp cho sinh hoạt.

Huyện Đà Bắc đang triển khai 75 công trình đầu tư hạ tầng thiết yếu (năm 2022 thực hiện 39 công trình, năm 2023 thực hiện 36 công trình). Các công trình đầu tư hướng đến mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đầu tư hạ tầng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Đà Bắc ảnh 1

Lớp học nghề thêu thổ cẩm cho phụ nữ xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc.

Huyện Đà Bắc tổ chức lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện điều kiện sản xuất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư, khai thác lợi thế vùng hồ để phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Đầu tư hạ tầng, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Đà Bắc ảnh 2
Người dân nuôi cá lồng trên sông.

Đồng thời, các cấp chính quyền còn quan tâm bố trí dân cư vùng nguy cơ sạt lở; hỗ trợ người dân phát triển sinh kế bền vững như: trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi cá lồng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu ổn định và cải thiện đời sống người dân vùng hồ sông Đà. Từ đó góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho người dân.