Từ nhiều năm nay, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam luôn rơi vào tình trạng quá tải về công suất sử dụng giường bệnh trong điều trị bệnh nhân lưu trú, ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám và điều trị bệnh nhân. Vì thế, việc đầu tư cơ sở hạng tầng được kỳ vọng sẽ giảm áp lực quá tải cho bệnh viện. Tuy nhiên, điều rất bất cập đó là, hạng mục Khu điều trị kỹ thuật cao tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam được đầu tư hàng trăm tỷ đồng sau khi xây dựng xong lại bỏ không, chưa thể hoạt động vì thiếu thiết bị y tế.
Chiều 11/5, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, liên quan đến sự cố y khoa đối với nữ bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Anh Tuấn yêu cầu Sở Y tế khẩn trương báo cáo các nội dung liên quan sự cố này trước ngày 15/5/2024.
Trước tình hình bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, từ đầu tháng 4/2024, tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự phòng bệnh dại do động vật cắn, số ca tử vong do bệnh dại; tiến tới chấm dứt tình trạng động vật có khả năng gây bệnh dại, đặc biệt là chó, mèo thả rông, gây nguy hiểm cho người.
Chiều 8/3, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam cho biết, sau khi phát hiện 11 ca mắc bệnh thủy đậu tại xã Tr’Hy, đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn Trung tâm y tế huyện Tây Giang triển khai công tác phòng chống, không để dịch bệnh thủy đậu lây lan, bùng phát.
Chiều 18/12, thông tin từ Sở Y tế Quảng Nam cho biết, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, với tổng mức đầu tư dự án 210 tỷ đồng.
Ngày 16/12, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng quân y Đồn Biên phòng Ga Ry (huyện Tây Giang, Quảng Nam) kịp thời cứu sống 3 người dân bị ngộ độc nấm rừng lạ.
Tối 3/11, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang tập trung chăm sóc, điều trị tích cực cho 9 bệnh nhân từ vụ nổ khí ga, trong đó có 3 bệnh nhân nguy kịch.
Thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ngày 21/9, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm và 1 mẫu phân liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng tại thành phố Hội An.
Chiều 14/9, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, ghi nhận từ các cơ sở y tế, đến chiều nay, số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng (Hội An) tăng lên 141 người; trong đó, có hơn 30 người nước ngoài.
Thông tin từ Sở Y tế Quảng Nam cho biết, đến cuối giờ chiều 13/9, số người nhập viện bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ Phượng tại thành phố Hội An lên đến 91 người; trong đó, có 34 người nước ngoài.
Tính đến 18 giờ ngày 12/9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam ghi nhận 31 người nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ ở một tiệm trên đường Phan Chu Trinh, thành phố Hội An), trong đó 26 người điều trị tại bệnh viện.
Ngày 6/4, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam cho biết, đến nay, 7/9 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm liên quan đến món cá muối ủ chua tại huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) đã được xuất viện.
Ngày 31/3, Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn thị xã vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại một trường tiểu học làm 18 học sinh phải nhập viện, điều trị.
Ngày 30/3, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, hiện đơn vị đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm liên quan đến cá muối ủ chua.
Ngày 29/3, Đoàn Công tác của Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam tiến hành truy vết và lấy mẫu cá muối ủ chua trên địa bàn huyện Phước Sơn nhằm điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.
Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Mai Văn Mười cho biết, ngày 27/3, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có văn bản trả lời kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).
Mười người ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã bị ngộ độc Botulinum, một loại độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí) sau khi ăn cá chép muối ủ chua. Các cơ sở y tế đang tập trung điều trị tích cực cho những trường hợp phải vào bệnh viện cấp cứu và tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân trên địa bàn.
Ngày 24/3, thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, bệnh nhân thở máy cuối cùng trong các vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Phước Sơn là Hồ Văn Đ. (57 tuổi, trú xã Phước Kim, huyện Phước Sơn) đã dừng thở máy, bệnh nhân ổn định, đã tự thở được.
Chiều 21/3, TS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện sức khỏe các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam tiến triển tốt, chỉ còn một người đang thở máy.
Chỉ sau gần 3 năm xảy ra vụ ngộ độc Pate Minh Chay khiến nhiều người tử vong liên quan tới vi khuẩn Clostridium Botulinum, mới đây, hàng loạt người dân tại Quảng Nam cũng ngộ độc nặng vi khuẩn này sau khi ăn cá chép muối chua.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các cơ sở y tế tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân 10 trường hợp người dân bị ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua tại Quảng Nam.
Ngành y tế Quảng Nam khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn chế biến liên quan món cá chép ủ chua; không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc; đồng thời chế biến bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương...
Đêm 18/3, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đoàn chuyên gia hàng đầu về chống độc, hồi sức của bệnh viện đã lên đường ngay trong ngày 18/3 để hỗ trợ khẩn cho chùm 10 ca bệnh ngộ độc botulinum tại bắc Quảng Nam, đã có 1 trường hợp tử vong.
Ngày 18/3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) vừa xảy ra thêm một vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4 người bị ngộ độc.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam huy động nhân lực, trang thiết bị, thuốc men tập trung cứu chữa các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra tại huyện Núi Thành…
Thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, trong ngày hôm nay (20/2), đơn vị làm thủ tục xuất viện cho 2 nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Quảng Nam vào rạng sáng 14/2, nâng số nạn nhân được xuất viện lên 3 người.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền các địa phương tăng cường công tác phòng, chống; phát hiện, điều trị kịp thời người mắc sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Chiều 24/10, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Văn cho biết, đơn vị vừa ghi nhận một trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết tại phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ.
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam biểu quyết thông qua Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ngành y tế, với tổng mức đầu tư 296 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Chiều 14/7, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết, đến nay, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận hơn 2.970 ca mắc sốt xuất huyết ở gần 100 ổ dịch tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là việc xuất hiện biến chủng mới BA.5 của virus SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào Việt Nam làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, thành trong cả nước đã có yêu cầu các địa phương tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn.