Chủ động đề phòng ngộ độc Botulinum

Mười người ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã bị ngộ độc Botulinum, một loại độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí) sau khi ăn cá chép muối ủ chua. Các cơ sở y tế đang tập trung điều trị tích cực cho những trường hợp phải vào bệnh viện cấp cứu và tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân trên địa bàn.
0:00 / 0:00
0:00
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và bác sĩ CKII Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy có mặt tại Quảng Nam cấp cứu cho các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và bác sĩ CKII Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy có mặt tại Quảng Nam cấp cứu cho các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Ngay sau khi xảy ra vụ ngộ độc, các bệnh viện: Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), Bạch Mai (Hà Nội) đã có những hỗ trợ rất tích cực cho Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam, nơi tiếp nhận và cấp cứu cho những người bị ngộ độc.

Ðoàn bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy mang năm lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) đến Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Theo báo cáo, trong số những trường hợp đang điều trị, còn một bệnh nhân vẫn nặng.

Bên cạnh yêu cầu các bệnh viện đầu ngành hỗ trợ trong công tác điều trị, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân, cộng đồng về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xảy ra, nhất là truyền thông để người dân biết được các thông tin về ngộ độc Botulinum theo hướng dẫn của Bộ Y tế, như loại thực phẩm gây ngộ độc, cách sử dụng thực phẩm để loại bỏ độc tố, các dấu hiệu nghi ngờ để đến khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh...

Botulinum là độc tố rất nguy hiểm, độc lực mạnh, liều lượng gây tử vong từ 1,3mcg-2,1mcg/kg. Ðộc tố này được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Vi khuẩn Clostridium botulinum có ở nhiều nơi, có ở trong đất. Nó chỉ sinh ra độc tố trong điều kiện kỵ khí còn trong điều kiện bình thường thì không sinh ra độc tố. Ðộc tố Botulinum có thể bị phân hủy khi ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian khoảng 10 phút.

TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Theo TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Botulinum là độc tố rất nguy hiểm, độc lực mạnh, liều lượng gây tử vong từ 1,3mcg-2,1mcg/kg. Ðộc tố này được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Vi khuẩn Clostridium botulinum có ở nhiều nơi, có ở trong đất. Nó chỉ sinh ra độc tố trong điều kiện kỵ khí còn trong điều kiện bình thường thì không sinh ra độc tố. Ðộc tố Botulinum có thể bị phân hủy khi ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian khoảng 10 phút.

Quá trình chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh và không được xử lý bằng nhiệt đã dẫn đến phát sinh ra độc tố và gây ra ngộ độc. Ðáng chú ý, hiện nay, dụng cụ đựng thực phẩm rất kín đã tạo ra môi trường hiếm khí.

Người bị ngộ độc do độc tố Botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng; liệt theo trình tự, bắt đầu từ vùng đầu, mặt, cổ, lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp... là nguyên nhân gây tử vong.

Ðối với món cá muối chua, mặc dù là món ăn truyền thống nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ngộ độc, do đó các địa phương cần tuyên truyền để người dân hạn chế chế biến, không sử dụng là tốt nhất; hoặc nếu có thể chế biến thì cần tuân thủ về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể dùng muối, rượu, dấm rửa cá; khử trùng dụng cụ muối.

Người bị ngộ độc do độc tố Botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng; liệt theo trình tự, bắt đầu từ vùng đầu, mặt, cổ, lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp... là nguyên nhân gây tử vong.

Các vụ ngộ độc Botulinum là rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều hơn, liên quan chủ yếu đến những bữa ăn tự nấu, thực phẩm chế biến, bảo quản thủ công tại hộ gia đình.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo hiện nay ngộ độc thực phẩm do Botulinum thường do việc chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh tại các hộ gia đình.Ngoài ra trào lưu sử dụng túi hút chân không các hộ gia đình tự làm không bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc, đặc biệt ngộ độc vi khuẩn yếm khí nguy hiểm... Do đó, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài. Ðối với sản phẩm, thực phẩm đóng hộp công nghiệp, cần lưu ý khi hộp bị méo, nhất là bị phồng thì không sử dụng, vì lúc này sinh vật kỵ khí đã xuất hiện ở bên trong cho nên đẩy phồng hộp lên.

Người chế biến thực phẩm cũng lưu ý, có thể hộp bảo quản, dụng cụ bảo quản không phồng nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là đã có không khí ở trong, mùi hơi nặng hơn thì chúng ta không nên sử dụng, để phòng vi khuẩn kỵ khí, nhất là độc tố Botulinum.

Mặt khác, người dân cần ăn chín, uống chín; chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, mầu sắc thay đổi khác thường...

Nếu sử dụng các sản phẩm đóng hộp mà gặp phải các triệu chứng nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.