Nhiều diện tích rừng trồng bán ngập từ tiền trồng rừng thay thế ở Đắk Nông đã thành rừng và phát huy hiệu quả về môi trường.

Phát huy nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng Đắk Nông

Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, cộng đồng dân cư; phối hợp với các đơn vị chủ rừng được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng…nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Vườn quốc gia Tà Đùng tổ chức tiếp nhận và thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên.

Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tà Đùng

Vườn quốc gia Tà Đùng nằm trên khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, đây là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu và phòng hộ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do có địa hình phức tạp, người dân có lịch sử canh tác lâu đời trong vùng lõi nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tà Đùng gặp nhiều thách thức.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng từng bước đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và người dân, theo đúng định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng bước đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và người dân, theo đúng định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hướng dẫn viên của Trung tâm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên giới thiệu về bộ công cụ SMART và các ứng dụng, cách thiết lập các hoạt động tuần tra, thu thập và quản lý dữ liệu cho cán bộ kỹ thuật, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.

Áp dụng bộ công cụ SMART vào công tác quản lý bảo vệ rừng Nam Nung

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đồng bộ theo yêu cầu về triển khai áp dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) vào hoạt động tuần tra, kiểm tra và giám sát đa dạng sinh học, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã tổ chức tập huấn áp dụng bộ công cụ SMART cho cán bộ kỹ thuật, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng.
Tổ nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên được Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng tập huấn về công tác bảo vệ rừng và các quy định liên quan của Luật Lâm nghiệp.

Kiểm lâm “không phù hiệu” của Vườn quốc gia Tà Đùng

Người dân sinh sống khu vực giáp ranh được xem là “mắt xích” rất quan trọng trong việc hỗ trợ lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng giữ cho màu xanh nơi đại ngàn mãi mãi thêm xanh. Họ được người dân địa phương và lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng yêu mến đặt tên thân thương - Kiểm lâm “không phù hiệu”.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Khoán gần 3.000ha rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2021-2025, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã tiến hành khoán bảo vệ rừng gần 3.000ha rừng cho người dân vùng đệm huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.

Hiệu quả việc hỗ trợ người dân vùng đệm tham gia quản lý bảo vệ rừng

Thời gian qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, tập trung triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước về Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm hỗ trợ cộng đồng dân cư khu vực giáp ranh vùng đệm phát triển kinh tế, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực.
Việc một số hộ dân tại Đắk Nông lợi dụng cải tạo đất trong canh tác nông nghiệp để khai thác khoáng sản trái phép đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, tham mưu tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 16/1/2018, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn đến năm 2020. Hiện nay, phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đang triển khai thực hiện và tích hợp vào quy hoạch tỉnh để trình cấp thẩm quyền xem xét thông qua.
Số liệu thống kê đất đai là tư liệu hàng đầu cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội một cách đúng đắn và phù hợp với tình hình tại địa phương.

Đắk Nông: Nâng cao hiệu quả công tác thống kê đất đai trên địa bàn tỉnh

Xác định công tác thống kê đất đai luôn có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông đã đặc biệt quan tâm và sát sao trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thời gian qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung luôn đẩy mạnh và đa dạng các hình thức tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung

Nhờ đẩy mạnh và đa dạng các hình thức tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, thời gian qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung luôn thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; diện tích rừng và các hệ sinh thái rừng tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và phát triển tốt.
Đa số các địa phương tại tỉnh Đắk Nông đã có bãi xử lý rác thải được quy hoạch theo quy định.

Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Đắk Nông

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bảo đảm môi trường cho người dân và khu dân cư, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Đắk Nông.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đang mở ra nhiều cơ hội mới, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững các núi lửa và hang động núi lửa

Tiếp tục chương trình Hội nghị ISV20, ngày 23/11, tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã diễn ra chuỗi các sự kiện: Hội thảo phiên thứ 2 Hội nghị ISV20; Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2022 và đề ra phương hướng năm 2023 của Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất Việt Nam; Nhóm các công viên địa chất toàn cầu có hang động núi lửa trong Mạng lưới Công viên địa chất châu Á-Thái Bình Dương họp triển khai ý tưởng thành lập nhóm công viên địa chất toàn cầu có hang động núi lửa do tỉnh Đắk Nông đề xuất.
Ký kết Biên bản hợp tác giữa Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mudeungsan–Hàn Quốc.

Hội thảo khoa học “15 năm phát triển công viên địa chất ở Việt Nam”

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa ISV20, chiều 22/11, tại thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp Tiểu ban chuyên môn về công viên địa chất thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức đồng thời chuỗi sự kiện nhân kỷ niệm 15 năm phát triển công viên địa chất ở Việt Nam.
back to top