Ba địa phương có số vụ vi phạm nhiều nhất là Đắk R’lấp, Đắk Mil và Cư Jút lần lượt là 17 vụ và 6 vụ. Huyện có số tiền xử phạt nhiều nhất là Đắk R’lấp với gần 1,5 tỷ đồng.
Cụ thể, huyện Đắk Mil phát hiện và xử lý đối với 17 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền hơn 435 triệu đồng. Huyện Đắk Rlấp phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 6 trường hợp có hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng, tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm hành chính gồm 217m3 đá Bazan, 4.690 viên đá chẻ. Huyện Cư Jút xử lý vi phạm hành chính 22 vụ khai khai thác khoáng sản trái phép với số tiền xử phạt hơn 373 triệu đồng.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm khai thác khoáng sản trái phép 56 vụ lũy kế từ năm 2021 đến nay là hơn 2,7 tỷ đồng. |
Các huyện còn lại như: Huyện Krông Nô phát hiện 4 trường hợp khai thác trái phép và xử lý vi phạm hành chính gần 165 triệu đồng. Huyện Đắk Glong xử lý vi phạm hành chính 2 vụ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trái phép với số tiền hơn 63 triệu đồng, xử lý vi phạm hành chính 2 vụ khai thác vàng trái phép với số tiền 120 triệu đồng; xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hủy hoại đất liên quan đến vụ việc có dấu hiệu khai thác vàng, với số tiền xử phạt là 60 đồng; truy quét 1 điểm khai thác vàng nhưng không xác định được đối tượng.
Huyện Tuy Đức xử lý vi phạm hành chính trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trái phép, với tổng số tiền phạt xử lý vi phạm hành chính hơn 75 triệu đồng.
Huyện Đắk Song xử phạt 3 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép với tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính 115 triệu đồng, đồng thời tổ chức đấu giá tang vật tịch thu đối với 3 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép gồm: 250m3 đá chẻ, giá trị bán đấu giá 88 triệu đồng; 10m3 đá bazan dạng cột và 700 m3 đá xô bồ, hiện đang tổ chức bán đấu giá với giá trị khởi điểm là 85 triệu đồng.
Do chưa có các mỏ đất quy hoạch được phê duyệt nên công tác quản lý khai thác khoáng sản là đất làm vật liệu đào đắp trên địa bàn Đắk Nông còn gặp nhiều khó khăn. |
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, Đắk Nông sẽ tiếp tục tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản khai thác trái phép, góp phần kiềm chế, kiểm soát hoạt động khai thác và tiêu thụ khoáng sản trái phép tại địa phương.