Cụ thể, trong năm 2023, đơn vị đã thu được 120 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ môi trường rừng), đạt 117% kế hoạch. Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã giải ngân cho chủ rừng là tổ chức; Ủy ban nhân dân cấp xã; hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bon hơn 119 tỷ đồng (bao gồm kinh phí thanh toán cho các đơn vị năm 2022) đạt 134% kế hoạch, với tổng diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 là 141.032,85ha. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đang tiến hành chi trả theo 5 đơn giá cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, đơn giá chi trả thấp nhất là 647.933 đồng/1ha và đơn giá chi trả cao nhất 950.000 đồng/ha.
Các đơn vị sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đã ký kết trồng rừng, chăm sóc rừng với hộ dân, cộng đồng dân cư nhằm cải thiện sinh kế cho người dân khu vực vùng đệm.
|
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật liên quan quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng quan tâm đúng mức; nhiều hoạt động, hình thức, biện pháp tuyên truyền đã được triển khai phù hợp, thiết thực có hiệu quả với từng nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh; kịp thời xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai linh hoạt, các quy định của pháp luật trong việc thực hiện công tác thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng, tiền trồng rừng thay thế; tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các quyết định phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng; kịp thời tham mưu sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng không xác định được đối tượng chi trả theo quy định.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, bảo đảm chủ rừng sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đúng mục đích, đúng hạng mục chi theo quy định. Trong năm 2023, đơn vị đã tổ chức kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh với 21/24 đơn vị chủ rừng là Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng thôn, bon, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 13/13 đơn vị sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng và đôn đốc chủ các dự án thủy điện nộp tiền chi phí dự phòng trên địa bàn tỉnh. Tham gia kiểm tra, giám sát công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 6 đơn vị chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng và tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ rừng đối với 11 đơn vị chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư, thôn, bon.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đã mang lại những tác động tích cực, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến. Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa bàn dân cư, nhất là các khu vực nông thôn miền núi, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Đơn vị sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung tổ chức chi trả tiền cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. |
Theo kế hoạch, năm 2024 tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng dự kiến thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; cơ sở sản xuất công nghiệp là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, thu ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam gần 71 tỷ đồng: thu từ cơ sở sản xuất thủy điện hơn 66 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch hơn 4,5 tỷ đồng; thu ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh gần 38 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất thủy điện gần 37 tỷ đồng; thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch và cơ sở sản xuất công nghiệp hơn 780 triệu đồng.
Cùng với việc quản lý tốt, hiệu quả việc thu chi, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, nâng cao chất lượng nội dung công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để các tổ chức, chủ rừng là cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình hiểu, nắm bắt kịp thời các chính sách về chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, từ đó huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên.