Hiện, các nước trong khu vực Đông Bắc Á đều đã ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương với Việt Nam như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP (với cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản); Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (với Nhật Bản)…
Thị trường giàu tiềm năng
Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công thương), thị trường Đông Bắc Á gồm 3 đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 48% trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ngoài ra còn một số thị trường quan trọng khác gồm Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Mông Cổ... Mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Đông Bắc Á vẫn có một số điểm sáng nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì đà tăng trở lại từ tháng 7/2023.
Theo đó, 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2022 (chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc tăng cao, đạt 28,3%).
Ông Nguyễn Duy Kiên - Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công thương) cho biết: 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang khu vực thị trường Đông Bắc Á đạt 10 tỷ USD. Trong đó, có các mặt hàng tiêu biểu là: gạo 545 triệu USD, tăng 52,9%; hàng rau quả đạt 3,2 tỷ USD, tăng 115% so với cùng kỳ năm 2022.
9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2022 (chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc tăng cao, đạt 28,3%).
Hiện Đông Bắc Á là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả với tỷ trọng 75% tổng xuất khẩu ra thế giới.
Cụ thể, vải thiều chiếm tỷ trọng 92% tổng xuất khẩu ra thế giới; thanh long chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng xuất khẩu ra thế giới.
Ngoài ra, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm cao su và sắn với tỷ trọng lần lượt là 83% và 95,8% tổng xuất khẩu ra thế giới.
Hiện Đông Bắc Á là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả với tỷ trọng 75% tổng xuất khẩu ra thế giới. Cụ thể, vải thiều chiếm tỷ trọng 92% tổng xuất khẩu ra thế giới; thanh long chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng xuất khẩu ra thế giới. Ngoài ra, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm cao su và sắn với tỷ trọng lần lượt là 83% và 95,8% tổng xuất khẩu ra thế giới.
“Hiện nay, dư địa xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang khu vực thị trường này còn rất lớn. Thống kê cho thấy, tổng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc là khoảng 151 tỷ USD/năm; Hàn Quốc 40 tỷ USD/năm; Nhật Bản 33 tỷ USD/năm; trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này mới chỉ chiếm lần lượt là 7 tỷ USD, 1,3 tỷ USD và 1,2 tỷ USD”- ông Nguyễn Duy Kiên nhấn mạnh.
Nhật Bản, Hàn Quốc gia tăng nhu cầu với nông sản Việt
Trong khu vực thị trường Đông Bắc Á, thì ngoài Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang là những đối tác quan trọng nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.
Riêng về thị trường Nhật Bản, theo Giám đốc Công ty CP OTAS Global Nguyễn Văn Minh, trong giai đoạn 2019- 2022, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu rau quả của thị trường Nhật Bản đạt trung bình 2,5%/năm, tăng lên 6% trong năm 2023. Năm 2022, nhập khẩu rau quả của Nhật Bản đạt 165 triệu USD. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản cho các loại quả tươi ngày càng lớn, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Đây là cơ hội xuất khẩu cho các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam, đặc biệt là các loại quả như chuối, xoài, thanh long, vải, nhãn đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản.
Hiện Nhật Bản chủ yếu nhập rau quả, hàng đông lạnh từ Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Mexico, New Zealand. Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản vào năm 2020. Hoa Kỳ là nước thứ 2, chiếm khoảng 17,7% và Việt Nam đứng thứ 10 với tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 128,4 triệu USD vào năm 2020 và chỉ chiếm khoảng 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản.
Vải thiều đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản trong những năm gần đây. |
Đối với một số loại trái cây Nhật Bản có thể sản xuất giống với Việt Nam như quả vải, thời vụ và sản lượng quả vải trồng ở Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 5% thị phần tiêu thụ tại Nhật và chỉ có thể thu hoạch trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Chính vì sản lượng thấp và khan hiếm như vậy, quả vải nội địa được bán như một mặt hàng cao cấp với giá cao.
Nếu Việt Nam biết tận dụng mùa vụ và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản thì sẽ có thể cung cấp sản phẩm vải tươi, vải đông lạnh hoặc đóng hộp cho khách hàng Nhật Bản suốt cả năm.
Thực tế, nông dân Nhật Bản luôn ưu tiên sản xuất trái cây tươi, ngoại trừ một số vùng sản xuất dành riêng cho chế biến nước ép trái cây. Chính vì thế, thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục dựa vào nhập khẩu các sản phẩm trái cây chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nếu Việt Nam biết tận dụng mùa vụ và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản thì sẽ có thể cung cấp sản phẩm vải tươi, vải đông lạnh hoặc đóng hộp cho khách hàng Nhật Bản suốt cả năm. Thực tế, nông dân Nhật Bản luôn ưu tiên sản xuất trái cây tươi, ngoại trừ một số vùng sản xuất dành riêng cho chế biến nước ép trái cây. Chính vì thế, thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục dựa vào nhập khẩu các sản phẩm trái cây chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam; Việt Nam còn được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP)… Do đó, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
Trong khi đó, với thị trường Hàn Quốc, theo ông Phạm Khắc Tuyên- Trưởng cơ quan Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, thì xu hướng của thị trường này đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, các sản phẩm thay thế thịt, sản phẩm bảo vệ môi trường… Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để xuất khẩu nông sản vào thị trường này.
Yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Thách thức với các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang khu vực thị trường Đông Bắc Á hiện nay là khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần thì các quốc gia lại gia tăng hàng rào phi thuế quan như: hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT); Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hạn ngạch nhập khẩu (quota) đối với một số mặt hàng nhạy cảm; Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá…
Ngoài ra, nhiều quốc gia đã và đang áp dụng quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm truy xuất và xác thực nguồn gốc xuất xứ nhằm ngăn ngừa giả mạo xuất xứ hàng hóa sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng. Để thực hiện yêu cầu này, doanh nghiệp phải chuẩn hóa dữ liệu từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến quá trình bảo quản, thông quan...
Đối với thị trường Hàn Quốc, theo ông Phạm Khắc Tuyên - Trưởng cơ quan Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, thì Hàn Quốc đang gia tăng nhiều quy định và quy trình kiểm dịch nông sản nhập khẩu theo các luật như: Luật An toàn thực phẩm; Luật Kiểm dịch thực vật; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm động vật; Luật Ngoại thương… Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này cần cập nhật và tuân thủ các quy định để hạn chế các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hàn Quốc đang gia tăng nhiều quy định và quy trình kiểm dịch nông sản nhập khẩu theo các luật như: Luật An toàn thực phẩm; Luật Kiểm dịch thực vật; Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm động vật; Luật Ngoại thương… Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này cần cập nhật và tuân thủ các quy định để hạn chế các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trưởng cơ quan Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Khắc Tuyên
Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản cũng nổi tiếng khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. “Do đó, khó khăn lớn nhất trong xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản là các hàng rào phi thuế quan. Khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản, các đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản như Khai báo nhập khẩu: Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; Kết quả xét nghiệm; Các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (chứng nhận nhà sản xuất).
Cùng với đó, khi nhập khẩu sản phẩm vào Nhật Bản còn liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và các quy định khác của Nhật như Luật Thương mại quốc tế và Trao đổi ngoại hối; Luật Vệ sinh thực phẩm...”- Giám đốc Công ty CP OTAS Global Nguyễn Văn Minh thông tin.
“Khó khăn lớn nhất trong xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản là các hàng rào phi thuế quan. Khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản, các đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản như Khai báo nhập khẩu: Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; Kết quả xét nghiệm; Các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (chứng nhận nhà sản xuất). Cùng với đó, khi nhập khẩu sản phẩm vào Nhật Bản còn liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và các quy định khác của Nhật như Luật Thương mại quốc tế và Trao đổi ngoại hối; Luật Vệ sinh thực phẩm...
Giám đốc Công ty CP OTAS Global Nguyễn Văn Minh
Còn tại thị trường Trung Quốc, theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Việt Nam hiện xếp thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Riêng nhóm hàng rau quả thì Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, sau Thái Lan và Chile.
Sầu riêng Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc. |
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, quy định của Trung Quốc đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm thông qua các văn bản như: Lệnh 248 về Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu; Lệnh 249 về Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu; Các quy định về bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc; Thỏa thuận, Nghị định thư giữa Trung Quốc với các quốc gia xuất khẩu; Các tiêu chuẩn liên quan khác của nước nhập khẩu (quy tắc tem nhãn đối với thực phẩm đóng gói sẵn...).
Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, quy định của Trung Quốc đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm thông qua các văn bản như: Lệnh 248 về Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu; Lệnh 249 về Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu; Các quy định về bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc; Thỏa thuận, Nghị định thư giữa Trung Quốc với các quốc gia xuất khẩu; Các tiêu chuẩn liên quan khác của nước nhập khẩu (quy tắc tem nhãn đối với thực phẩm đóng gói sẵn...).
Do đó, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng: Việt Nam cần phát huy lợi thế về vị trí địa lý; giá thành sản xuất, vận tải; các sản phẩm nhiệt đới... để khai thác và đáp ứng tối đa tiềm năng, nhu cầu to lớn của thị trường Trung Quốc; Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, tiêu chuẩn nước nhập khẩu và tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu; chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản.
Bên cạnh đó, cần có nhân lực hiểu biết chuyên môn, thông thạo ngôn ngữ, am hiểu thị trường Trung Quốc để sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nông sản, thực phẩm của các quốc gia cùng tham gia xuất khẩu vào thị trường này.