Sầu riêng ở Đắk Lắk được các doanh nghiệp thu mua phục vụ xuất khẩu.

Đắk Lắk phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép để nhúng sầu riêng

Trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, qua công tác kiểm tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và xử phạt đối với một số doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vi phạm mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt đề nhúng sầu riêng…
Thu hoạch lúa trên cánh đồng liên kết của Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời (An Giang). (Ảnh MINH ANH)

Động lực tăng trưởng nông nghiệp từ các FTA

Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực trên thế giới. Đây được ví như những con đường cao tốc, kết nối nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các FTA đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ, ghi dấu ấn trong những thành tựu mới của toàn ngành.
Thủy sản là một trong những mặt hàng còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường khu vực Đông Bắc Á.

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Đông Bắc Á

Khu vực thị trường Đông Bắc Á có dân số khoảng hơn 1,6 tỷ người (riêng Trung Quốc là 1,4 tỷ người). Đây là khu vực có sức mua lớn, có hệ thống sản xuất ở trình độ cao và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thương mại, nhất là với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Xây dựng và quản lý mã số vùng trồng nông sản

Nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ và ngày càng có sức hấp dẫn lớn với các đối tác quốc tế. Nguyên nhân một phần là nhờ công tác cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói được triển khai rộng khắp trên cả nước, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc nông sản của nhiều thị trường. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, cần sớm khắc phục để nâng cao uy tín cho nông sản Việt.
Năm 2023, vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ đạt tổng sản lượng thóc ước 6,2 triệu tấn, tăng 130 nghìn tấn so với năm 2022.

Các địa phương cần tăng cường nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích gieo trồng

Ngày 31/10, tại thành phố Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023-2024 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Trồng cà chua trong nhà lưới tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen.

Kon Tum đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao với phát triển nông nghiệp hàng hóa

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa 16, về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay nền nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đã bước đầu đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ.
Xoài là một trong những mặt hàng trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.

Kỷ lục mới của ngành hàng rau quả

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, trị giá xuất khẩu hàng rau hoa quả trong tháng 9/2023 ước đạt 650 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước và tăng 160% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Sản phẩm nhãn thu hoạch từ các vườn ứng dụng công nghệ của huyện Sông Mã.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Qua đó, huyện đã xây dựng được vùng cây ăn quả chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và nâng thu nhập cho nông dân.
Quang cảnh hội thảo.

Nâng cao chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để xuất khẩu

Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) phối hợp Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường; Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu”.
Người dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chăm sóc cây cam sành. (Ảnh: NGUYỄN SỰ)

Mã số vùng trồng - “vé thông hành” cho cây ăn quả

Thời gian qua, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cây ăn quả ở các địa phương phía nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín sản phẩm và tăng kim ngạch xuất khẩu, qua đó cũng góp phần định hướng nông dân sản xuất chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trường.
Vùng chè của Tổ hợp tác Hương chè Vĩnh Tân, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang (Ảnh: Hải Chung).

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Đến nay, cả nước có khoảng 4.600 mã số vùng trồng với diện tích khoảng 300.000ha và 2.000 cơ sở đóng gói ở 50 tỉnh, thành phố. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Nhà vườn Trần Đăng Khoa kiểm tra sinh vật gây hại tại vườn sầu riêng đang xây dựng mã số vùng trồng.

Long An chuẩn bị các điều kiện cho sầu riêng xuất khẩu chính ngạch

Để trái sầu riêng đủ các điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng trên thế giới; ngành nông nghiệp và nhà vườn Long An đang tập trung xây dựng mã số vùng trồng đạt quy chuẩn về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, phòng chống Covid-19… của Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định để xuất khẩu chính ngạch.