Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Cam Lộ, Quảng Trị). (Ảnh TTXVN)

Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, chuyên canh nông sản gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là hướng đi mới, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để hình thành các vùng nguyên liệu nông sản quy mô lớn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Quang cảnh Lễ kỷ niệm "30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản".

30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản

Ngày 30/8, tại Hà Nội, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ kỷ niệm “30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản” (26/8/1994-26/8/2024). Trong 30 năm qua, NAFIQPM đã đóng góp quan trọng trong bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Trần Đức Quyền, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Hồng cho chia sẻ về sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt chứng nhận Halal.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm Halal

Với dân số hơn 2 tỷ người, thị trường các nước Hồi giáo đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt với các nước có nhiều lợi thế về xuất khẩu nông sản, thủy sản như Việt Nam. Mặc dù vậy, để đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt chứng nhận Halal vẫn đang là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt.
Sơ chế dứa phục vụ xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình). (Ảnh Đức Khánh)

Duy trì đà tăng trưởng nông nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023; tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của cả nền kinh tế. Những kết quả này là bệ đỡ vững chắc cho sự bứt phá của toàn ngành nửa cuối năm 2024.
Nhiều loại cây ăn quả vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào giai đoạn thu hoạch chính.

Ổn định sản xuất phục vụ xuất khẩu nông sản

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 tháng đầu năm 2024, sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng đạt kết quả thắng lợi và bảo đảm kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, bão tiếp tục có diễn biến bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất, cần chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho xuất khẩu.
Chế biến chanh leo xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). (Ảnh ĐỨC KHÁNH)

Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024.

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Cơ hội từ thị trường nông sản ASEAN

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực tăng trưởng ở mức 4,2%. Đây cũng là khu vực thị trường nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả lợi thế trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN.
Năm 2024, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc.

Cơ hội xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc

Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Hàn Quốc nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA). Năm 2024, dự báo một số nguồn cung nông sản của Hàn Quốc giảm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác mở rộng thị trường.
Tổng diện tích cây sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và đang chờ phê duyệt cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc là 5.078 ha.

Đắk Lắk quản lý, giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu

Nhằm nâng cao chất lượng nông sản, trái cây phục vụ xuất khẩu, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh việc thiết lập cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Xe chở hàng nông sản làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn).

Các cửa khẩu tại Lạng Sơn thông quan hàng hóa trở lại

Sáng 18/2, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định), đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2024.

Kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…