Tháng 10, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng 9/2023 và tăng 11,9% so với tháng 10/2022. Trong đó, nhóm nông sản 2,47 tỷ USD, tăng 31,1% so với tháng 10/2022; chăn nuôi 40 triệu USD, tăng 6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, giảm 0,2%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 5,9%.
Tăng, giảm đan xen
10 tháng năm 2023, do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính còn giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số đó, nhóm thủy sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; lâm sản 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%... Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính vẫn giảm như: cao su giảm 17,3%, hạt điều giảm 5%, hồ tiêu giảm 23,4%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 3,3%...
Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng. Cụ thể, nông sản đạt 21,94 tỷ USD, tăng 17% (đóng góp bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,91 tỷ USD, tăng 78,9%; gạo 3,97 tỷ USD, tăng 34,9%; hạt điều 2,92 tỷ USD, tăng 14,8%) và sản phẩm chăn nuôi 402 triệu USD, tăng 22%.
Về thị trường, 10 tháng qua, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á tăng 5,7%, châu Phi tăng 21,6%; còn các khu vực khác đều giảm: châu Mỹ giảm 20,6%; châu Âu giảm 11,8%; châu Đại Dương giảm 17,2%. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2% so với cùng kỳ; Mỹ chiếm 20,6%, giảm 20,8% và Nhật Bản chiếm 7,5%, giảm 8,5%.
Về thị trường, 10 tháng qua, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á tăng 5,7%, châu Phi tăng 21,6%; còn các khu vực khác đều giảm: châu Mỹ giảm 20,6%; châu Âu giảm 11,8%; châu Đại Dương giảm 17,2%. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2% so với cùng kỳ; Mỹ chiếm 20,6%, giảm 20,8% và Nhật Bản chiếm 7,5%, giảm 8,5%.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2023, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0- 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 tỷ USD. Kết thúc quý III/2023, nhiều ngành hàng nông sản đã có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ; sang quý IV/2023, nhiều ngành hàng đang tăng tốc nhanh để đạt kim ngạch như kỳ vọng.
Kiểm tra mẫu gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến gạo Thoại Sơn (Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời). |
Động lực cho sản xuất trong nước
Từ sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu của một số ngành hàng đã tạo động lực cho sản xuất trong nước. Theo Tổng cục Thống kê, diện tích gieo cấy lúa mùa năm 2023 ước đạt 1.544,5 nghìn ha, bằng 99,5% vụ mùa năm trước. Tính đến trung tuần tháng 10, cả nước thu hoạch được 1.028,3 nghìn ha lúa mùa, chiếm 66,6% diện tích gieo cấy và bằng 106,9% cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, các địa phương trên cả nước đã hoàn thành sản xuất lúa hè thu với diện tích thu hoạch ước đạt 1.912,8 nghìn ha, giảm 1,9 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2022; năng suất ước đạt 57,6 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 11 triệu tấn, tăng 173 nghìn tấn. Đến giữa tháng 10, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã gieo cấy được 692,9 nghìn ha lúa thu đông, bằng 106,9% cùng kỳ năm trước. Đến nay, diện tích thu hoạch ước đạt 247 nghìn ha.
Cục trưởng Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, sản xuất lúa ổn định đã tạo ra nguồn cung gạo hàng hóa dồi dào cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời vẫn bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Từ cuối tháng 7/2023, giá gạo xuất khẩu trên thế giới liên tục biến động ở mức cao, khan hiếm hàng hóa, nhưng Việt Nam vẫn đáp ứng đủ lượng gạo cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu và tiêu dùng, dự trữ trong nước. Cục Trồng trọt đang theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; tập trung triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông năm 2023 để gia tăng sản lượng lúa cả nước.
Sản xuất lúa ổn định đã tạo ra nguồn cung gạo hàng hóa dồi dào cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời vẫn bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Từ cuối tháng 7/2023, giá gạo xuất khẩu trên thế giới liên tục biến động ở mức cao, khan hiếm hàng hóa, nhưng Việt Nam vẫn đáp ứng đủ lượng gạo cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu và tiêu dùng, dự trữ trong nước. Cục Trồng trọt đang theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; tập trung triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông năm 2023 để gia tăng sản lượng lúa cả nước.
Cục trưởng Trồng trọt Nguyễn Như Cường
Đối với ngành thủy sản, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước. Thị trường xuất khẩu thủy sản khởi sắc cũng tạo động lực cho người nuôi thả nuôi mới; khai thác biển cơ bản giữ ổn định.
Tính chung 10 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 7.645,2 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, bao gồm: cá đạt 5.455,9 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 1.091,4 nghìn tấn, tăng 4,4%; thủy sản khác đạt 1.097,9 nghìn tấn, tăng 1,7%.
Nắm bắt cơ hội thị trường dịp cuối năm
Dự báo, những tháng cuối năm, thị trường tiêu thụ nông sản thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tạo cơ hội cho nhiều ngành hàng gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đáng kể nhất chính là ngành hàng rau quả.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa của cả nước, mặc dù xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 10/2023 giảm so với tháng 9/2023, nhưng vẫn tăng rất mạnh so với tháng 10/2022. Điều này góp phần đưa trị giá xuất khẩu hàng rau quả sẽ đạt khoảng 5,8 đến 6 tỷ USD trong năm 2023.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa của cả nước, mặc dù xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 10/2023 giảm so với tháng 9/2023, nhưng vẫn tăng rất mạnh so với tháng 10/2022. Điều này góp phần đưa trị giá xuất khẩu hàng rau quả sẽ đạt khoảng 5,8 đến 6 tỷ USD trong năm 2023.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2023 và có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 3,2 tỷ USD, tăng 164,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài thị trường Trung Quốc, hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Hà Lan... cũng tăng đáng kể trong 10 tháng đầu năm 2023. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả đang ghi nhận kết quả tích cực, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cần kiểm soát tốt chất lượng các mặt hàng, bảo đảm chặt chẽ các quy định từ phía thị trường nhập khẩu, bởi ngày càng nhiều nước áp dụng các hàng rào kỹ thuật.
Xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2023. |
Riêng mặt hàng chủ lực là sầu riêng, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng, theo tín hiệu thị trường, giá và sản lượng sầu riêng xuất khẩu sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc vẫn được dự báo sẽ còn tăng mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với sầu riêng Việt Nam là phải xây dựng được các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Ngoài sản phẩm tươi, ngành hàng còn cần phát triển thêm các mặt hàng chế biến, đồng thời quy hoạch chặt chẽ việc phát triển diện tích trồng sầu riêng trên cả nước để ổn định năng suất, chất lượng, đáp ứng đúng, đủ quy định của các thị trường xuất khẩu.
Cùng với rau quả, gạo, cà-phê, thủy sản, cũng đang có nhiều cơ hội tăng trưởng trong những tháng cuối năm. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ đạt kim ngạch khoảng 9,2- 9,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp thủy sản cũng đang nỗ lực bảo đảm nguồn cung để đón “làn sóng” tiêu dùng thủy sản quay trở lại vào dịp cuối năm sau khi một số nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, hàng tồn kho thủy sản của nhiều thị trường cũng đã cạn đẩy nhu cầu nhập khẩu lên cao.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ mức cao cũng là lực đẩy mạnh mẽ cho ngành hàng này tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với mục tiêu mới là khoảng 4,5 tỷ USD cho cả năm 2023.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ mức cao cũng là lực đẩy mạnh mẽ cho ngành hàng này tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với mục tiêu mới là khoảng 4,5 tỷ USD cho cả năm 2023.
Về vấn đề hợp tác quốc tế, phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ chung cho các mặt hàng nông sản, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết thêm: Thời gian tới, Bộ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu... Trong đó, tận dụng hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới.
Thời gian tới, Bộ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu... Trong đó, tận dụng hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến