Công sinh không bằng công dưỡng

Ðược tháo băng, cụ bà 84 tuổi ôm chầm đứa chắt nội đang lẫm chẫm biết đi. Lần đầu tiên cụ nhìn thấy nó. Nhìn hình ảnh ấy, mọi người trong buồng bệnh của Khoa mắt (Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng) đều cảm động như con cháu cụ. Hai năm trước, mắt cụ cứ mờ dần. Có người khuyên cụ đi chữa. Nhưng nhiều người lại gàn:

Khi con thi trượt

Trời tối đã lâu, gọi mãi không thấy con gái xuống ăn cơm, chị Thúy mở cửa phòng vào. Nhìn con rũ rượi như tàu lá chuối hơ lửa, bên cạnh gối là ít vỏ thuốc ngủ, chị vội gọi chồng đưa đi cấp cứu. Rất may, bác sĩ kịp thời rửa ruột nên Ngọc đã qua cơn nguy kịch.

Dân mình đã tỉnh táo rồi

Xã đồng bằng nọ nằm gần quốc lộ và cách trung tâm thị xã hơn 10 km. Thấy vị trí, địa điểm thuận lợi, mấy nhà kinh doanh tầm "đại gia" của tỉnh về đây "rỉ tai" với cán bộ của xã "bán đất" để lấy tiền xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Những dự án được vẽ ra đẹp như... mơ và những lời hứa ngọt như... mía lùi được mấy "đại gia" đưa ra vô cùng hấp dẫn khiến các anh cán bộ xã quanh năm suốt tháng ở chốn quê nghèo nghĩ đến một "triển vọng tươi sáng" đang sắp về với dân mình.

Ðống sắt vụn biết chạy

Ðến gần chợ đầu mối Phùng Khoang - Từ Liêm, Hà Nội, "đống sắt vụn" bỗng hực lên một tiếng rồi đổ khuỵu xuống đường. Kít... kít... kít!... Tiếng phanh xe cháy mặt đường. Thêm hai ba cái xe máy cùng lăn kềnh. Mặt đường ban trưa hầm hầm nóng.

Mất ít, được nhiều

Mấy năm nay đời sống người dân  thôn Ðoài khấm khá hẳn lên. Ðiện đã về thắp sáng mọi nhà. Nông dân vùng xa được dùng nước máy. Trường tiểu học, THCS hai tầng khang trang, to đẹp không kém trường nội thành. Hai dãy nhà trạm y tế, cùng bác sĩ trẻ đã đáp ứng việc khám, chữa bệnh cho bà con.

Thói quen xấu

Lâu ngày mới về quê, thấy xóm làng có nhiều thay đổi ai cũng  mừng. Tuy người làng mình chỉ làm nông nghiệp thuần túy, ngày ba tháng tám thì chạy chợ, làm thợ kiếm thêm, nhưng cũng đã có nhiều nhà cao tầng mọc lên, còn ti-vi, xe máy thì hầu như nhà nào cũng có. Ðường làng ngõ xóm xe máy chạy vùn vụt tối ngày.

Ông Bảy sai rồi!

Người dân xóm Ðình bỗng nhiên bàn tán xôn xao chuyện gia đình ông Bảy. Người bảo nhà ông Bảy làm thế là sai, vi phạm Luật đất đai, ảnh hưởng chung đến sản xuất của bà con. Nhưng cũng có người lại cho là... đúng, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén đổi mới phương thức làm ăn, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Những năm trước gia đình ông là một trong những gia đình nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa cấp huyện. Vậy mà năm vừa rồi không những không đạt tiêu chuẩn mà còn bị  kiểm điểm trước thôn.

Ði "xe của Bộ"

Nhà bà Liên cạnh bờ sông Nhuệ - cách cầu Noi gần một cây số phía thượng lưu. Bà có cô Mơ là con gái đầu - chủ một cửa hàng kinh doanh bên quận Hoàng Mai. Hôm vừa rồi biết bà Liên sẽ đi dự một đám cưới con người đồng đội thanh niên xung phong trước đây ở Thái Nguyên, cô Mơ vui vẻ: "Thế thì mẹ yên tâm, con sẽ cho lái xe đến đón tận nhà và mẹ muốn thăm thú ở đâu, về Hà Nội lúc nào cũng được". Thế nhưng bà Liên từ chối:

Trai Vương, gái Hoàng

Em gái nói với chị dâu, năm nay em sinh cháu trai, thầy bảo năm Rồng, con trai phải đặt tên là Vương. Lớn lên nhà ta sẽ có ông vua trong nhà, hí, hí...  Chị dâu bấm đốt ngón tay. Chị bảo chị cũng sinh con gái vào tháng 3, tháng Thìn. Ông thầy bói bảo, tháng này đẹp lắm, con gái chị không làm vương cũng làm tướng. Thảo nào nó đạp khỏe thế.  Nay mai nhà ta có cả vua, cả nữ hoàng...

Không phải "Tháng ăn chơi"

Những tưởng câu ca dao: "Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè" chỉ phù hợp với nếp sống tiểu nông xưa kia. Nhưng không,  nó vẫn len lỏi trong cuộc sống hôm nay.  Sự "ăn chơi" thể hiện bằng nhiều cách.

Thỏa nỗi ước mong

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, do đông con, kinh tế túng bấn, ông Quý cùng một số bà con trong xã đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Ðồng. Gần ngày đi mà ông chưa bán được nhà và sào vườn. Ðang lo lắng thì ông Hải hàng xóm đồng ý mua. Những năm ấy, nào có mấy người khấm khá và thấy hết giá trị của đất đai mà mua để dành. Ông Hải mua là vì tình vì nghĩa.

"Tỷ phú"... thời gian

Từ ngày vợ chồng anh Phú lấy nhau thấm thoát đã mười lăm năm có lẻ. Cũng chừng ấy thời gian bà con làng xóm không ai nghe thấy vợ chồng to tiếng với nhau điều gì. Vì anh Phú là người hiền lành, hay lam hay làm. Tuy chỉ làm ruộng, lúc rảnh rỗi thì đi phụ xây, chị bán mớ rau ở chợ, cuộc sống cứ thế yên ấm trôi đi. Trong gian nhà nhỏ của họ luôn có tiếng vui cười của con nhỏ. Nhưng trong thời gian gần đây, nhất là từ ngày có nhà cao cửa rộng thì vợ chồng liên tục "choảng" nhau, nhất là mỗi khi anh đi uống rượu về.

Con ở với ai?

Ngày bố mẹ ly hôn, bé Tý mới năm tuổi. Tý được Tòa án xử  cho ở với mẹ, còn bố theo một người đàn bà lên Lạng Sơn sinh sống. Những tưởng cuộc sống của hai mẹ con mãi vui buồn có nhau, nào ngờ...

"Rơm... tặc"

Người ta đã nói nhiều về lâm tặc, hải tặc, tin tặc, đinh tặc... nhưng gần đây lại có thêm hiểm họa rơm tặc. Mức sống của nông dân được cải thiện nhanh, làng quê đã ngói hóa, hầu như không còn nhà lợp rơm rạ. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng bếp ga, bếp điện, lò vi sóng. Những hộ khó khăn cũng không dùng rơm rạ mà thay bằng các chất đốt khác ít khói bụi hơn. Ðến vụ thu hoạch, người ta đưa máy ra đồng, tuốt thóc mang về còn rơm rạ thì tiện đâu bỏ đó.

Tình làng

Sau  cơn mưa chiều, trời mát mẻ hẳn lên. Nằm trong chiếc lều trông đầm cá, anh Thụ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng giật mình nghe thấy tiếng lội nước bì bõm. Anh nhẹ nhàng ngồi dậy, đưa mắt đảo quanh. Dưới ánh sao lờ mờ, một bóng người đang lom khom bắt trộm cá. Thụ đi rất nhẹ nhàng rồi rất nhanh lao đến tóm cổ tên trộm. Bị bắt, nó run như cầy sấy, miệng lắp bắp không nói thành lời. Anh tức điên người muốn dìm nó xuống nước, nhưng rồi kịp trấn tĩnh. Anh lôi nó vào trong lều. Nó quỳ xuống lạy xin tha tội. Nhìn gương mặt còn non choẹt, cách ăn trộm ngờ nghệch của nó, rõ không phải  là trộm chuyên nghiệp.

Biết rồi, khổ lắm... vẫn phải nói

Trong chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào vùng cao dọc tuyến biên giới, đội văn nghệ xung kích của địa phương S đã biểu diễn tiểu phẩm Biết rồi, khổ lắm... Nội dung của tiểu phẩm phản ánh tình trạng do thiếu hiểu biết và tập tục lạc hậu "trọng nam khinh nữ" vẫn còn tồn tại dai dẳng nên các bà mẹ vẫn đẻ dày, đẻ nhiều, dẫn tới cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo.

"Mua láng giềng gần"

Hai nhà bà Thoan và ông Ðính vốn là hàng xóm thân tình, có bát canh ngon, qua lối mòn bưng cho nhau. Xâm xẩm tối, trẻ nhà bà Thoan tan trường chưa có ai đón, ông Ðính sai cháu đi đón giúp. Bà Ðính bị ốm dịp giáp Tết, bánh chưng chưa gói được, bà Thoan mau mắn sang giúp từ nửa đêm, kịp cho nồi bánh sôi vào sáng ba mươi... 

Ra đường gặp... cướp

Buổi sáng nọ, đang đứng đợi bạn ở vỉa hè phố Huế, tôi chứng kiến một người phụ nữ rút điện thoại ở túi áo ra nghe, nhưng vô tình kéo theo cả bọc tiền (không được chằng hoặc gói) nên các tờ giấy bạc bay tứ tung ra đường. Phía bên kia, một người hô: "Tiền rơi kìa", theo phản xạ, người phụ nữ phanh xe quay lại nhìn, một tay sờ vào túi áo. Chị hốt hoảng dựng xe chạy ngược lại.

Bầu trưởng thôn

Buổi tối mùa hè oi bức, nhưng Nhà văn hóa thôn Ðoài đã đông nghịt người. Chưa cuộc họp nào lại đầy đủ như vậy. Nhiều cụ ông đến từ sớm. Những tích chèo cổ được đội văn nghệ thôn diễn thật sinh động. Cây nhà lá vườn nhưng ai cũng  thích thú. Rồi đoàn viên hát hò rôm rả. Có cụ gật gù: "Ðúng là làng văn hóa!".

Mất đoàn kết vì... "chủ quyền riêng"!

Từ khi tỉnh mở con đường lớn cắt ngang qua cổng nhà bà Thi và bà Sắc, cả hai gia đình bỗng nhiên có mặt tiền thuận lợi. Gần đó lại có khu công nghiệp với nhiều công ty liên doanh nước ngoài hoạt động, số người lao động ở các xã vùng ven đến làm công nhân ngày càng đông đúc.

Trả nợ miệng

Về một xã ngoại thành Hải Phòng viếng bố người bạn mất, vợ chồng tôi phải đi từ hơn sáu giờ sáng để kịp đưa đám vào bảy giờ. Ở quê thường đưa đám sớm.

Cơn mưa bất chợt

Ðang mùa gặt mà ông trời lại đổ  mưa. Mưa hai ngày rả rích. Thóc lúa cứ chất ùn trong nhà, ngoài sân, cái mùi ẩm ẩm bốc lên thật khó chịu. Hôm nay, mới sáng sớm mà ánh nắng đã le lói, bà Tám mừng lắm, cầm ngay cái chổi quét sạch sẽ sân thềm cùng với đoạn đường ngoài ngõ để phơi rơm. Xong rồi bà xách làn đi chợ, định bụng đợi lúc nắng to sẽ mang rơm, thóc ra phơi. Nhưng khi trở về thì đoạn đường ấy ai đã phơi rơm mất rồi. Bực mình, bà mới lên tiếng chửi đổng, cốt để xem người nào dám tranh mất chỗ phơi phóng của bà.  Bấy giờ chị Thoa  chạy ra, vội vàng phân trần:

"Nhờn"  luật

Ngày Rằm rủ nhau lên  phủ Tây Hồ. Người xe nườm nượp. Ðời sống kinh tế ngày càng khá giả, người đi chùa chiền ngày càng đông. Trong bao nhiêu thứ dịch vụ ăn theo có dịch vụ... trông xe. Nghề này xem chừng đơn giản mà lại đang phát mạnh, "công cụ hỗ trợ" chỉ có mấy cái cọc và cuộn dây thừng, nhân viên chả phải học hành, đào tạo gì.

Xót xa tiền tỷ!

Ấy là số tiền bỏ ra để xử lý nguồn nước một cái hồ lớn ở một thành phố lớn. Thật ra số tiền lên tới hơn chục tỷ. Có một dự án lớn trong một cái cặp nhỏ. Và rồi dự án được thực hiện, có tên đâu như: sử dụng công nghệ kháng hoạt hóa nhằm tăng cường khả năng hoạt động của vi sinh vật trong quá trình phân hủy các chất ô nhiễm.

Buồn, vui ngày "hạ cánh"

Tôi có anh bạn là cán bộ ở một cơ quan nhà nước. Mới đây, mặc dù chưa đến tuổi về hưu, song anh chủ động viết đơn đề đạt với cấp trên xin được về hưu sớm. Là người có trình độ, chuyên môn khá, lối sống giản dị, nên anh được mọi người trong cơ quan quý mến. Trong công tác, anh cùng lãnh đạo cơ quan xây dựng mối đoàn kết để thực hiện nhiệm vụ chung. Do vậy, khi biết anh xin về hưu, không chỉ lãnh đạo cấp trên, cơ quan, mà nhiều bạn bè đồng nghiệp đã gặp gỡ, khuyên anh tiếp tục công tác...

Khao... chức!

Ðang đi công tác, bỗng dưng nhận được cú điện thoại của anh bạn, từ thuở hàn vi. Giọng anh khẩn khoản: "Cậu về với tớ ngay nhá! Có việc gấp lắm. Không nói qua điện thoại được".

Chuyện từ ruộng thuốc lào

Ruộng thuốc lào nhà ông Thước xanh tốt hơn hẳn các ruộng cùng cánh đồng. Ngày ngày, nhìn những chiếc lá dài to, ông sung sướng nghĩ đến ngày thu hoạch, chắc sẽ năng suất cao và thuốc rất ngon. Ai cũng khen ông có "duyên" trồng thuốc lào. Cái giống này đòi hỏi sự chăm sóc kỳ công như chăm trẻ nhỏ vậy. Người ta phun thuốc trừ sâu diệt nhờn vừa nhanh vừa tiện. Nhưng ông vẫn cần mẫn làm theo phương pháp thủ công cổ truyền. Ông nấu hồ nếp, rồi tỉ mỉ lăn từng chiếc lá cho hết nhờn. Bởi vậy thuốc của ông là thuốc sạch, đến mùa toàn khách quen về mua.
back to top