Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Hội thảo chuyên đề “Cơ hội, thách thức đối với Đồng Nai sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động” được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức sáng 30/8, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo quản lý trong và ngoài nước.
Định hướng giáo dục nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực, sở trường và giảm gánh nặng kinh tế gia đình đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Nhờ thực hiện tốt tư vấn hướng nghiệp, nhiều học sinh đã chuyển sang học nghề và đây được xem là một xu hướng phù hợp bối cảnh “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Nền kinh tế sáng tạo giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và làm giàu cho một quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển và trong tình trạng gia công, lắp ráp và xuất khẩu thô như Việt Nam.
Việt Nam hiện trong tốp 15 nước có hơn 100 triệu dân, trong đó gần 17 triệu người cao tuổi. Số người cao tuổi ngày càng nhiều và gia tăng nhanh, đó là “phúc” của dân tộc cũng như của mỗi nhà, là thành tựu của sự phát triển; đồng thời là thách thức không nhỏ đối với kinh tế, bảo hiểm và hệ thống an sinh xã hội. Làm thế nào để giảm bớt áp lực, biến thách thức thành cơ hội?
Lịch trình làm việc bận rộn những ngày qua trong chuyến thăm Bangladesh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, thực chất. Đây là chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội đến Bangladesh, càng có ý nghĩa đặc biệt đúng dịp kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Việc Ấn Độ và một số quốc gia khác cấm xuất khẩu gạo là cơ hội vàng cho gạo Việt Nam khi nhu cầu và giá cả xuất khẩu gạo tăng lên từng ngày. Trong khi đó, nguồn gạo trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong những ngày gần đây, giá gạo tăng rất cao, đây là tín hiệu vui. Cùng với đó, việc một số quốc gia đang cấm xuất khẩu gạo cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với gạo Việt.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm”. Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao; khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới cả trên bộ và trên biển, cùng nhiều điểm tương đồng trong truyền thống văn hóa, tập quán tiêu dùng cũng như mối quan hệ kinh tế-thương mại lâu đời.
Với tư duy mới, tầm nhìn mới, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ công bố, mở ra những cơ hội mới và giá trị mới cho đất nước trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2030.
Tại hội nghị Thông tin chuyên đề quý I, năm 2023, do Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức sáng 24/3, chuyên gia kinh tế PGS, TS Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam đã thông tin về “Những dấu ấn kinh tế Việt Nam năm 2022, khó khăn, thách thức và triển vọng năm 2023”.
Dự báo trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam được hưởng lợi.
Nhân dịp đón Xuân mới Quý Mão-2023, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Báo Nhân Dân cuộc phỏng vấn đầu năm. Những chia sẻ của Tổng Bí thư là thông điệp gửi đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Hãy tranh thủ thời cơ, biến thách thức thành cơ hội, chung tay xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại với thế giới sau khi thông báo bỏ cách ly và xét nghiệm với hành khách nhập cảnh nước này. Việc Trung Quốc mở biên giới là cơ hội lớn cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics, tạo điều kiện để các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như nông thủy sản, gạo… gia tăng kim ngạch.
Những năm qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều biến động chưa từng có từ dịch Covid-19, đứt gãy các chuỗi cung ứng, đến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng hay lạm phát lan rộng khắp toàn cầu,… Trong bối cảnh đó, số liệu thống kê vĩ mô cho thấy, các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới đã góp một phần quan trọng làm giảm nhẹ tác động bất lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, đóng góp quan trọng cho bảo đảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay khiến nhiều quốc gia châu Âu rơi vào tình cảnh khốn đốn, song lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo. Các mô hình năng lượng sạch này giúp giảm phát thải CO2 ra môi trường.
Ngày 17/12, tại thị xã Nghĩa Lộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá.
Bắt đầu chuyển sang trạng thái bình thường mới cùng nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường, tận dụng sức bật của nền kinh tế sau khi bị nén lại một thời gian dài, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng sau chuỗi ngày ảm đạm. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hàng loạt biến cố khó lường xuất hiện như xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao và lan rộng khắp toàn cầu, cùng tác động dịch bệnh dai dẳng,… đã đẩy kinh tế thế giới quay lại nguy cơ suy thoái. Tác động xấu từ bên ngoài lập tức ảnh hưởng tiêu cực quá trình phục hồi của các ngành kinh tế Việt Nam.
Làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu vào khu vực Ðông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ. Ðoàn doanh nghiệp từ bang Steiermark của Áo vừa tới Việt Nam nhằm tìm hiểu thực tế để có thể khai thác cơ hội hợp tác đầu tư.