Các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động, hiện kỳ hạn 12 tháng tại một số ngân hàng lớn đã về dưới 5,5% một năm. Bước sang đầu tháng 10, Vietcombank - một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước - tiếp tục giảm thêm lãi suất. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một tháng, Vietcombank giảm lãi suất huy động.
Trong vòng 10 ngày qua, hàng loạt ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên tại website 32 ngân hàng thì có tới 23 ngân hàng giảm lãi suất huy động. Hiện cả 4 ngân hàng trong nhóm Big 4 gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên với mức giảm từ 0,2-0,3 điểm phần trăm, lãi suất huy động cao nhất ở các ngân hàng này hiện chỉ còn 5,5%.
Dù đã có nhiều đợt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong tháng 8, đầu tháng 9 lãi suất huy động tại các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo khảo sát của phóng viên tại website của 32 ngân hàng, trong tuần qua đã có 10 ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động.
Theo khảo sát của phóng viên tại website 32 ngân hàng cho thấy, trong tuần qua, 13 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, mức giảm từ 0,1 đến 0,7 điểm phần trăm. Hiện mặt bằng lãi suất huy động đã giảm xuống dưới 7%/năm.
Qua khảo sát của phóng viên tại website 32 ngân hàng, tuần qua có tới 21 ngân hàng thay đổi biểu lãi suất huy động, mức giảm từ 0,1 đến 1 điểm phần trăm. Nếu ở kỳ hạn 1 và 6 tháng, các ngân hàng thương mại nhà nước có mức huy động thấp nhất hệ thống, thì ở các kỳ hạn 12 và 24 tháng, đã có nhiều ngân hàng khác áp dụng mức huy động thấp hơn.
Theo khảo sát của phóng viên tại website của 32 ngân hàng, hiện mức lãi suất phổ biến đã về dưới 7%/năm, còn rất ít ngân hàng duy trì mức lãi suất trên 7%/năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6385/NHNN/CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.
Qua khảo sát của phóng viên tại website của 31 ngân hàng, trong tuần từ 7-14/8, có 9 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động, mức giảm dao động từ 0,1%-0,6%/năm ở các kỳ hạn khác nhau.
Trong tuần qua, đã có một số ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất huy động. Hiện nay, đối với thời hạn gửi 12 và 24 tháng, lãi suất huy động của các ngân hàng trong nước dao động từ 5,2% đến 7,7%/năm. Các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước duy trì mức lãi suất cao nhất 6,3%/năm.
Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm cuối tháng 7 giảm từ 5 đến 20 điểm cơ bản so cuối tháng 6. Theo đó, lãi suất trúng thầu phiên cuối cùng trong tháng 7 của các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 1,8%; 2,4%; 2,6%; 2,75% và 3,1%.
Theo khảo sát của phóng viên, ngày 2/8, với 30 ngân hàng trong nước, lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy đang dao động quanh mức 3,3-7,7% tùy từng kỳ hạn gửi tiền.
Sau một tháng tạm dừng, cuối tuần qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%). Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5,25-5,5% - cao nhất kể từ năm 2001. Đây cũng là đợt tăng lãi suất thứ 11 của FED kể từ tháng 3/2022. Động thái tăng lãi suất của FED nằm trong dự đoán của các nhà đầu tư và chuyên gia.
Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, theo đó đưa lãi suất quỹ liên bang, cơ sở để các ngân hàng tính lãi khi vay qua đêm, lên ngưỡng mục tiêu mới từ 5,25% đến 5,5% - mức cao nhất trong 22 năm.
Hiện nay, khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do tiêu thụ trong nước và đơn hàng xuất khẩu đều giảm mạnh. Có tới 25% hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng do tiêu chí cho vay còn khắt khe và tình trạng gây khó dễ của các cán bộ ngân hàng vẫn còn tồn tại.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh giảm bốn lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 0,5-2%/năm, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất giảm so đầu năm 2023, song các ngân hàng cho hay, khó có thể đẩy mạnh cho vay trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đầu ra của doanh nghiệp giảm.
6 tháng đầu năm 2023, Agribank nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế vượt khó, nỗ lực kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế vẫn chưa thoát đáy tăng trưởng, doanh nghiệp còn khó khăn. Trong bối cảnh các cân đối vĩ mô ổn định, lạm phát giảm dần, nhiều ý kiến cho rằng có thể giảm thêm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, trên thị trường trái phiếu Chính phủ trong tháng 6, giao dịch thứ cấp có tổng giá trị giao dịch đạt 154.875 tỷ đồng, tăng 16,83% so tháng 5, bình quân đạt 7.040 tỷ đồng/phiên; lãi suất huy động trái phiếu các kỳ hạn 5, 10, 15, 20, 30 năm đã giảm từ 3,75%-4,72%/năm hồi đầu năm nay xuống mức 2%-3,25%/năm vào cuối tháng 6.
Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có những chính sách thiết thực thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, thể hiện qua bốn lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Văn bản số 4985/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc giảm mặt bằng lãi suất.
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Các quyết định nêu trên phản ánh rõ ràng sự cấp thiết của NHNN trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED, tức Ngân hàng Trung ương của Mỹ) Jerome Powell ngày 22/6 đã bảo vệ quan điểm cho rằng có thể cần phải tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát, bất chấp những lo ngại về tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Ngày 19/6, các quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 16/6 chính thức có hiệu lực. Theo quy định mới này, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt được điều chỉnh giảm, có ngân hàng huy động chỉ từ 3,6%/năm.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết, việc giữ nguyên lãi suất sẽ cho phép cơ quan này đánh giá thêm thông tin và tác động đối với chính sách tiền tệ.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, trong tháng 5, HNX tổ chức 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, tổng khối lượng trúng thầu đạt 23.269 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu đạt 75,06%; lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 27 đến 35 điểm cơ bản so phiên cuối cùng tháng 4.