Thời gian gần đây, nhiều cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đóng cửa, nghỉ bán hàng. Các cửa hàng đang hoạt động cũng có hiện tượng bán theo “định mức”, giới hạn số lượng xăng và dầu bán ra. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân.
Ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng phối hợp Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng triển khai ký cam kết bảo đảm cung ứng xăng dầu với các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Trong hai ngày 12 và 13/11 (thứ 7 và Chủ nhật) tại một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu đang dần trở lại nhịp độ bình thường.
Chiều 12/11, Bộ Công thương ra Công điện số 7196/CĐ-BCT yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tiếp tục nghiêm túc trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh xăng dầu; phối hợp chặt chẽ Sở Công thương và lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
Ngày 12/11, Bộ Tài chính cho biết, đã đề nghị Bộ Công thương và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện và báo cáo nội dung về chi phí cụ thể mặt hàng xăng dầu, thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21/11 tới đây.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam-Petrolimex (PLX) Trần Ngọc Năm đã có những chia sẻ với Nhân Dân cuối tuần, về những vấn đề trong điều hành giá xăng dầu, cũng như các giải pháp và nỗ lực bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh thị trường có nhiều diễn biến bất thường.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải điều tiết giá xăng dầu hợp lý theo diễn biến thị trường, qua đó góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ như đang diễn ra tại một số địa phương hiện nay.
Những ngày qua, tại Bắc Kạn đang diễn ra tình trạng thiếu nguồn cung xăng, dầu. Đặc biệt, phần lớn các đại lý đã cạn dầu diesel khiến hàng loạt máy móc trên các công trường thi công nằm chờ, nguy cơ “vỡ” tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản.
Tại cuộc họp giao ban về công tác sản xuất, kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng cho biết, trong tháng 10, Petrovietnam đã về đích chỉ tiêu quan trọng nhất của Tập đoàn là sản lượng khai thác dầu thô năm 2022.
Lãnh đạo Petrolimex khẳng định, toàn bộ cửa hàng xăng dầu Petrolimex vẫn mở bán bình thường, bảo đảm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cả nước. Riêng trên địa bàn Hà Nội, Petrolimex thực hiện việc bán hàng 24/24 đến hết ngày 13/11.
Ngày 9/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, đang xảy ra tình trạng nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh tạm dừng hoạt động hoặc bán cầm chừng. Nguyên nhân là do nguồn cung ứng xăng dầu tại các đầu mối hạn chế, thậm chí không có.
Những ngày qua, nhiều cây xăng Hà Nội có thời điểm treo biển hết hàng, nghỉ bán, những cây còn mở thì đông nghẹt hoặc bán cầm chừng. Nhiều người cho rằng, xăng có tăng giá cũng không đáng ngại bằng việc phải đi mua ở thời điểm này.
Gần đây, hàng loạt cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại các tỉnh, thành phố tiếp tục tái diễn cảnh treo biển "Hết xăng, còn dầu", hoặc bán nhỏ giọt, thậm chí "giăng dây", dừng hoạt động. Ðáng báo động, tình trạng này đang có xu hướng lan rộng ra nhiều địa phương khác trên cả nước. Phần lớn lý do được nêu ra do buôn bán thua lỗ, nguồn cung bị đứt gãy, đang chờ nhập hàng,...
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.
Theo Bộ trưởng Công thương, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ trong hệ thống thương nhân phân phối và bán lẻ xăng dầu ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam là điều rất đáng tiếc và bất thường, nhất là khi tại thời điểm đầu tháng 10, cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng dầu dự trữ.
Thời gian qua, xảy ra tình trạng một số cửa hàng xăng, dầu treo biển hết hàng khiến người dân phải đi nhiều nơi mới đổ được xăng, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Cơ quan quản lý khẳng định nguồn cung xăng, dầu chưa bao giờ thiếu, trong khi đó doanh nghiệp đầu mối than phiền về chi phí, thủ tục…
Một số thương nhân không thực hiện tổng nguồn tối thiểu được giao là Công ty Hưng Phát; Tổng công ty TM Sài Gòn; Công ty Phúc Lâm; Công ty Giang Nam; Công ty Trung Linh Phát; Công ty Phúc Lộc Ninh.
Trước dư luận cho rằng nguồn cung ứng xăng dầu đứt gãy là nguyên nhân khiến nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đóng cửa thời gian vừa qua, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định thông tin này hoàn toàn không chính xác, và nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn được bảo đảm.