Cô giáo Vì Thị Hằng tranh thủ chải tóc cho học sinh vào giờ giải lao tại sân Trường Tiểu học Lóng Luông (xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).

Nơi rẻo cao, có những lớp học thật khác

Đến với các bản làng trên địa bàn tỉnh miền núi Sơn La, nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp những lớp học với thầy giáo là bộ đội biên phòng, học sinh đã có đầy đủ cháu nội-ngoại, cô giáo gội đầu, ủ chấy, cắt móng tay cho học trò sau giờ lên lớp… Nơi rẻo cao xa xôi, nhiệt huyết với nghề, với học trò của các giáo viên bám bản chẳng khác nào những ngọn lửa hồng ấm áp giữa núi đồi âm u trùng điệp.
Công an xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tuyên truyền cho nhân dân cảnh giác với các loại tội phạm.

Công an xã - "lá chắn" bảo vệ nhân dân từ cơ sở

Trong những năm qua, Công an tỉnh Tiền Giang đã tập trung lãnh, chỉ đạo xây dựng lực lượng công an xã trên địa bàn phải chính quy, tinh nhuệ và đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đề cao tinh thần, trách nhiệm tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được quan tâm đặc biệt.
Công an xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hướng dẫn cài đặt phần mềm VNeID cho nhân dân trên địa bàn. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng có vai trò quan trọng, hỗ trợ công an cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lễ ký Chương trình phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trên Báo Nhân Dân giai đoạn 2024–2029.

[Ảnh] Bộ Công an và Báo Nhân Dân phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 15/7, tại Hà Nội, Bộ Công an và Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trên Báo Nhân Dân giai đoạn 2018–2023 và Ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2024–2029.
Đến nay, Công an tỉnh Sơn La đã bố trí cán bộ, chiến sĩ là công an chính quy về công tác tại 197 xã, thị trấn.

Xung phong về với vùng cao

Thời điểm đầu thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị, cả nước có gần 5.000 cán bộ công an chính quy được phân công về đảm nhiệm các chức danh công an xã. Tại tỉnh miền núi, biên giới Sơn La, đến tháng 7/2024, đã có 1.373 cán bộ, chiến sĩ được bố trí tại 197 xã, thị trấn, biên chế đủ 8 cán bộ, chiến sĩ công an tại 115 xã, thị trấn. Lực lượng công an cơ sở tại tỉnh Sơn La đã nỗ lực bám địa bàn, dấu chân các anh đã hằn in trên đá núi, phát huy tốt vai trò là điểm tựa trong lòng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự
Đến bất kỳ xã biên giới nào cũng có thể gặp gương công an điển hình

Đến bất kỳ xã biên giới nào cũng có thể gặp gương công an điển hình

Cho rằng, nếu tác giả đến bất kỳ xã nào trong 391 xã biên giới thì đều sẽ bắt gặp các tấm gương công an xã điển hình, Đại úy Khuất Bảo Trung khẳng định: Chi tiết ấy đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương tăng cường Công an chính quy từ cơ quan Bộ về các xã biên giới, trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Thượng Cường, huyện Chi Lăng hướng dẫn người dân làm thủ tục tạm trú, tạm vắng.

Đem lại bình yên cho cuộc sống nhân dân

Những năm gần đây, Công an tỉnh Lạng Sơn đã triển khai, thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt trong công tác đấu tranh với các loại đối tượng, nhất là tội phạm ma túy. Đặc biệt, từ khi thực hiện chủ trương đưa lực lượng công an chính quy về công tác tại xã, thị trấn theo Nghị quyết 22 ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; đã góp phần gìn giữ an ninh trật tự, đặc biệt tại các địa bàn giáp biên. Từ đó nhiều thôn, xã, huyện đã “sạch bóng” ma túy, cuộc sống của người dân trở lại bình yên, từng bước góp phần phát triển đời sống kinh tế-xã hội tại địa phương.
Đại úy Đặng Hồng Nhất hỗ trợ người dân địa phương làm thủ tục hành chính.

Bám địa bàn, nắm cơ sở, hết lòng tận tụy vì dân

Để bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, yêu cầu dành cho cán bộ không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ chuyên môn, mà còn phải vượt qua những khó khăn nhất thời, cùng sự am hiểu rộng, nắm vững kiến thức ở nhiều lĩnh vực mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò ở địa bàn xã phức tạp với “muôn hình vạn trạng” của những sự vụ.
Công an xã Sơn Lộ nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác, bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở trong tình hình mới

Công an xã Sơn Lộ nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác, bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở trong tình hình mới

Sơn Lộ nằm ở phía Nam huyện Bảo Lạc, với tổng diện tích đất tự nhiên là 5440,35ha, là một xã miền núi vùng sâu vùng xa nhất của huyện Bảo Lạc, cách trung tâm huyện 48km về phía Đông Nam theo đường Quốc lộ 34. Xã Sơn Lộ có 8 xóm hành chính với tổng 675 hộ/3421 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc cùng chung sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ đông nhất. Sơn Lộ là xã vùng cao, 3/4 diện tích là đồi, núi, dân cư sinh sống thưa thớt, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất phục vụ công tác chưa được đầu tư xây dựng.
Chuyện về những người "dám" đặt mục tiêu cao hơn yêu cầu

Chuyện về những người "dám" đặt mục tiêu cao hơn yêu cầu

"Dám đặt mục tiêu cao hơn yêu cầu" là một quyết tâm táo bạo của các chiến sĩ công an xã Đạ Oai, huyện huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng khi triển khai các nhiệm vụ công an chính quy tại xã, trong việc bảo đảm an ninh, trật tự an toàn địa bàn. Trong đó, có nhiều mô hình sáng tạo mà Đạ Oai là địa bàn đi đầu trong việc triển khai ở quy mô rộng, hiệu quả như mô hình "Camera an ninh tự quả", mô hình “Thôn không có tội phạm” hoàn chỉnh nhất trên 6/6 thôn...
Thiếu tá Đặng Hoàng Hưng (thứ hai từ phải sang) và công an xã Thanh Quới kiểm tra công tác an ninh trật tự tại Tổ nhân dân tự quản ở ấp Qui Lân 5.

Trưởng công an xã gần dân

Thiếu tá Đặng Hoàng Hưng, Trưởng Công an xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ trưởng thành từ lực lượng bán chuyên trách của địa phương. Hơn 20 năm gắn bó với công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đồng chí luôn tích cực, chủ động, bền bỉ trong công tác; gần dân, sát dân, hỗ trợ giải quyết khó khăn của người dân nông thôn, được nhân dân quý mến, tin tưởng.
[Ảnh] Công an xã "bám biên", giữ bình yên phên dậu Tổ quốc

[Ảnh] Công an xã "bám biên", giữ bình yên phên dậu Tổ quốc

Xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là một trong những địa bàn thực hiện hiệu quả mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên triển khai theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an. Đến nay, sau 1 năm triển khai, 10/10 bản và 6 cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn đã đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
Thượng tá Nguyễn Thị Hồng Thúy (ngoài cùng bên phải) tiếp nhận đối tượng đặc biệt nguy hiểm từ công an nước bạn Lào. (Ảnh: NVCC)

“Bông hồng thép” kể chuyện băng rừng, phá án ma túy dịp Tết

Hơn 20 năm gắn bó với ngành, Thượng tá Nguyễn Thị Hồng Thúy, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy được mệnh danh là “bông hồng thép” của công an tỉnh Điện Biên. Trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ, Thượng tá Thúy vẫn không thể quên kỷ niệm những lần ngủ rừng, băng suối phá án ma túy ngày Tết.
Khi công an chính quy về xã, bản: Gần dân, sát dân để phục vụ tốt hơn

Khi công an chính quy về xã, bản: Gần dân, sát dân để phục vụ tốt hơn

Nhắc lại vụ tụ tập đông người tại Huổi Khon năm 2011 cùng sự xuất hiện của tà đạo Bà cô Dợ để thấy vai trò quan trọng của việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nhân dân ở cấp cơ sở; đồng thời sự cần thiết đẩy mạnh đấu tranh chống những đối tượng xấu lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo để kích động, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh trật tự địa bàn.
Trung tá Lý A Tung nở nụ cười với những người ngày trước tham gia vụ tụ tập đông người. Hiện tại, tất cả đang đồng lòng xây dựng quê hương.

Hồi sinh trên đất cũ Huổi Khon

Năm 2011, bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé nổi lên là một "điểm nóng" với hàng nghìn người dân tộc H'Mông từ khắp nơi đổ về đòi thành lập “Nhà nước Mông”. Giờ đây, nhờ sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền và các lực lượng vũ trang, trong đó nòng cốt là các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, bản cũ đã trở nên thanh bình.
Kỳ III: “Lá cờ đầu” bảo đảm an ninh trật tự

Kỳ III: “Lá cờ đầu” bảo đảm an ninh trật tự

Với những nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác, từ năm 2021-2023 Công an xã Bản Bo liên tiếp đoạt danh hiệu đơn vị Quyết Thắng và có nhiều thành tích được Cổng TTĐT Bộ Công an, Báo Công an nhân dân, Dân trí, Vietnamnet, Thanh niên, Tuổi trẻ… đăng tải. Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Bản Bo đang góp phần tô điểm truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
[Ảnh] Công an cơ sở tỉnh Điện Biên lên nương, vượt rừng cài đặt VNeID cho nhân dân

[Ảnh] Công an cơ sở tỉnh Điện Biên lên nương, vượt rừng cài đặt VNeID cho nhân dân

Mặc dù địa bàn biên giới, đặc thù nhiều thành phần dân tộc, địa hình xa xôi, hiểm trở nhưng tính đến ngày 29/5/2023, Công an tỉnh Điện Biên là một trong 19 đơn vị trên cả nước hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhận căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh (vượt kế hoạch của Bộ Công an giao 64 ngày). Tính đến ngày 4/10/2023, hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID (vượt chỉ tiêu của Bộ Công an giao 89 ngày).