Miền Đông Nam Bộ - Địa bàn đứng chân lực lượng vũ trang yêu nước Cam-pu-chia

NDĐT – Tháng 6-2017, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen cùng các quan chức cấp cao đã có cuộc hành trình nhằm tái hiện con đường cứu nước. 40 năm trôi qua, địa hình, địa vật tuy có nhiều thay đổi, nhưng Thủ tướng Hun Xen vẫn nhớ như in từ nơi cất giữ vũ khí, đến địa điểm gặp người Việt Nam đầu tiên, đặc biệt là được người dân cho ăn cơm, cháo sau nhiều ngày nhịn đói…, được Việt Nam giúp đỡ xây dựng lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia để cùng Quân tình nguyện Việt Nam đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.

Hàng chục nghìn người dân Thủ đô Phnôm Pênh lưu luyến tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về nước, tháng 6-1984. Ảnh: TTXVN

Ngoại giao Việt Nam với công cuộc hồi sinh và phát triển đất nước Cam-pu-chia anh em

Cách đây đúng 40 năm, sát cánh cùng quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Cam-pu-chia đã đập tan chế độ Khmer Đỏ, giải phóng đất nước khỏi thảm họa diệt chủng. Chiến thắng ngày 7-1-1979 đã đi vào lịch sử như một mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia.

Toàn cảnh khu di tích lịch sử quốc gia Nhà mồ chứng tích diệt chủng của lính Pôn Pốt ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang).

Nhân dân An Giang duy trì sản xuất, ổn định đời sống góp phần vào chiến thắng biên giới Tây Nam

Chỉ trong 12 ngày đêm chiếm đóng, quân Pôn Pốt đã giết 3.157 dân thường, gây nên cảnh tang thương, máu lửa khắp mảnh đất Ba Chúc - An Giang. Đây là một trong những minh chứng cho sự tàn bạo của Pôn Pốt đối với nhân dân Việt Nam; đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Cam-pu-chia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. Thời điểm đó, quân và dân tỉnh An Giang vẫn duy trì sản xuất, ổn định đời sống, góp phần vào chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

TP Hồ Chí Minh - Hậu phương trực tiếp cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập. Thế nhưng, nguyện vọng hòa bình, ổn định để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước đã bị chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức ngăn cản, khi chúng thi hành chính sách xâm lược, kích động hận thù dân tộc. Để góp phần bảo vệ đất nước và giúp đỡ nước bạn Campuchia trước nạn diệt chủng, TP Hồ Chí Minh đã trở thành hậu phương trực tiếp cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng của Quân đoàn 4 trong chiến dịch giúp bạn giải phóng Phnôm Pênh

Tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng được Quân đoàn 4 vận dụng linh hoạt trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giai đoạn cuối cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1977 - 1979). Điển hình tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng cấp quân đoàn là chiến dịch tiến công giải phóng Phnôm Pênh từ ngày 1 đến 7-1-1979.

Dư luận quốc tế khẳng định sứ mệnh cao cả của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019), Giáo sư Go Ito, chuyên ngành quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và an ninh quốc tế, khoa Khoa học chính trị và Kinh tế, Ðại học Meiji, Nhật Bản, đã nêu bật những đóng góp to lớn của quân tình nguyện Việt Nam vào tiến trình tìm kiếm hòa bình của nhân dân Campuchia, đồng thời khẳng định sứ mệnh cao cả của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia trong việc giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

Ngay sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (30-4-1975) trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên phạm vi cả nước, thì ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc, chính quyền Cam-pu-chia dân chủ, do tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari cầm đầu, được sự hậu thuẫn của nước ngoài đã cho quân liên tiếp gây ra hàng loạt vụ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, cướp phá, giết hại dã man đồng bào ta. Đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, phá hoại mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết liên minh chiến đấu lâu đời giữa hai dân tộc, hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia.

Ảnh: TTXVN

Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc - bài học cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia có chung khát vọng được sống trong hòa bình, độc lập, tự do để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Thế nhưng, ngay sau khi lên cầm quyền vào tháng 4-1975, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại nhân dân Cam-pu-chia, phản bội lợi ích dân tộc, thi hành hàng loạt chính sách đối nội, đối ngoại cực kỳ phản động, hiếu chiến và tàn bạo.

Nhân dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường trở về Tổ quốc. (Ảnh: TTXVN)

Biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019); trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Nhân dân Campuchia tham dự Lễ mừng chiến thắng ngày 7-1-1979, tổ chức ngày 25-1-1979 tại Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Chiến thắng của Chân lý và lương tri loài người

NDĐT- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày Phnom Penh được giải phóng, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị đánh đổ, bọn cầm đầu bỏ chạy khỏi đất nước (7-1-1979 - 7-1-2019). Trong mười năm tiếp sau, Quân tình nguyện Việt Nam cùng nhân dân Campuchia không ngừng chiến đấu để diệt trừ đến cùng tàn dư của chúng, và ra sức gây dựng lại cuộc sống cho hàng triệu người dân lương thiện.

Quân đoàn 3 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Ngày 7-1-1979, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Cam-pu-chia. Ðó là ngày quân và dân Cam-pu-chia phối hợp Quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, một chế độ độc tài tàn ác đã gây ra đau thương cho nhân dân Cam-pu-chia và cả nhân dân Việt Nam ở biên giới Tây Nam. Ðồng thời, ôn lại chiến công hiển hách của quân và dân ta ở vùng biên giới trong cuộc chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Khu lưu niệm Mặt trận 579 Quân khu 5.

Khánh thành khu lưu niệm Mặt trận 579 Quân khu 5 tại Campuchia

NDĐT- Sáng 5-1, tại tỉnh Strung Treng (đông bắc Campuchia), Bộ Tư lệnh Quân khu 5 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 1 của Quân đội Hoàng gia Campuchia đã tổ chức khánh thành khu lưu niệm Mặt trận 579 Quân khu 5. Đây là nơi lưu giữ hình ảnh và hiện vật về hoạt động của Quân tình nguyện Việt Nam trong quá trình giúp nhân dân Campuchia hồi sinh sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.

Cán bộ chiến sĩ Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18 phòng ngự tại chùa Xà Xía, Hà Tiên, Kiên Giang (tháng 7-1978). Ảnh: TRỌNG HỘI

Một cuộc chiến tranh bắt buộc

Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam nhưng không phải ai cũng nhận diện được đầy đủ nguyên nhân cũng như tính chất của nó. một cuộc chiến tranh tuy hạn chế về không gian và thời gian nhưng hết sức tàn khốc; một cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của mình và cứu nhân dân Cam-pu-chia anh em thoát khỏi họa diệt chủng.

 Đồng chí Trần Thanh Mẫn Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và ông Tep Ngorn (bên trái) tại buổi tiếp ngày 4-1.

Thắt chặt hơn mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Campuchia

NDĐT- Ngày 4-1, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam có buổi tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do ông Tep Ngorn, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Tổ quốc Vương quốc Campuchia, Phó Chủ tịch Thượng viện Campuchia làm trưởng đoàn sang thăm và tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979-7-1-2019).

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019)

Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979 - 7-1-2019).

Những năm tháng chung chiến hào

Những năm tháng chung chiến hào

Những ngày này, Chính phủ, quân đội và nhân dân Cam-pu-chia tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 40 năm Ngày đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979 - 7-1-2019). Nhân dịp này, Đại tướng Niêng Phát, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia (trong ảnh) chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân (PV) về những tháng năm cùng chung chiến hào với Quân tình nguyện Việt Nam đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo Khmer Đỏ, mang lại nền hòa bình lâu dài cho dân tộc Cam-pu-chia.

Tây Ninh những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam

Những ngày này, trên khắp vùng biên ải của tỉnh Tây Ninh, từ Chàng Riệc đến Lò Gòn, Xa Mát, Kà Tum, Phước Tân…, có nhiều đoàn người từ miền bắc về dâng hương tại những tượng đài và viếng mộ liệt sĩ nằm dọc tuyến biên giới Tây Nam giáp Cam-pu-chia; những đồng đội chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã vĩnh viễn nằm xuống.

Công tác hậu cần cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

Sau chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam, cùng thắng lợi của Lào và Cam-pu-chia, đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh và rút khỏi Ðông Dương. Tuy nhiên, với bản chất hiếu chiến, không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược, đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch tăng cường bao vây, phá hoại hòng làm cho ba nước Ðông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng phải suy yếu, khuất phục chúng. Cấu kết chặt chẽ với đế quốc Mỹ và được các thế lực thù địch mua chuộc, xúi giục, viện trợ quân sự, tập đoàn Khmer Ðỏ Pôn Pốt - Iêng Xari đã trắng trợn tuyên bố Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp. Tháng 5-1975, cùng với thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dâ

Quân và dân Kiên Giang trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Sau chiến thắng 30-4-1975, quân và dân Kiên Giang cùng cả nước bắt tay vào xây dựng hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong lúc đó, phía bên kia biên giới, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari đẩy mạnh gây hấn, xâm lấn trên toàn tuyến biên giới, nghiêm trọng nhất là đưa quân xâm lược sâu vào lãnh thổ nước ta. Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chúng đưa quân đột kích đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Châu, Hòn Ông, Hòn Bà…

Các chiến sỹ Biên phòng đang làm nhiệm vụ tuần tra. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Công an nhân dân vũ trang trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam đã lùi xa 40 năm, những bài học kinh nghiệm quý báu luôn được Bộ đội Biên phòng vận dụng trong thực tiễn quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, của tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia.

Chiến thắng ngày 7-1-1979 - bước tiếp nối truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Cam-pu-chia

Sau hơn 10 ngày tiến công thần tốc, ngày 7-1-1979, quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng Cam-pu-chia đã chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xary, cứu nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, khép lại chương sử bi thương đầy máu và nước mắt.

Nhân dân thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam về nước. Ảnh tư liệu: TTXVN

Chiến thắng chế độ diệt chủng, chiến thắng của chính nghĩa và tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam - Cam-pu-chia

LTS - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng, từ số báo hôm nay (26-12) đến ngày 7-1-2019, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7-1-1979 - 7-1-2019)” để tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế về tầm vóc, vai trò và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của quân và dân ta; tinh thần liên minh đoàn kết chiến đấu của hai quân đội, hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 trong chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam

Trong chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam, lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu (QK) 9 tham chiến từ đầu và đóng vai trò quan trọng cùng các lực lượng khác giải phóng đất nước Cam-pu-chia, giúp bạn thoát khỏi họa diệt chủng. Bên cạnh đó, LLVT QK 9 là đội quân chủ lực trong việc giúp bạn xây dựng quân đội, chính quyền, khôi phục lại sản xuất, đời sống sau chiến tranh.