Vở Người ven đô mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả mộ điệu.

Bản anh hùng ca của vùng đất mười tám thôn vườn trầu

Tối 27/4, tại nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (Thành phố Hồ Chí Minh), sân khấu Cải lương mới Đại Việt đã cho ra mắt vở "Người ven đô". Dựng lại từ kịch bản nổi tiếng của tác giả Minh Khoa, vở diễn vẫn mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc tươi mới qua sự thể hiện của dàn nghệ sĩ tài năng.
Các thành viên Ban giám khảo, sứ giả văn hóa của chương trình. (Ảnh BTC)

Sân chơi bổ ích của bạn trẻ đam mê cải lương

Tập đầu tiên của chương trình Học viện Cải lương đã lên sóng vào ngày 7/4 vừa qua. Có thể nói, đây là chương trình gameshow đang tạo sự chú ý cho khán giả ngay từ lúc chương trình chỉ mới khởi động. Với độ dài 12 tập, chương trình hứa hẹn không chỉ mang đến cho khán giả một món ăn tinh thần thú vị, mà qua đó còn giới thiệu nhiều gương mặt trẻ tài năng cho sân khấu cải lương.
Cảnh trong phim "Sáng đèn".

“Sáng đèn”: Câu chuyện dung dị và ấm áp về nghệ thuật cải lương

“Sáng đèn” là một trong những bộ phim thương mại hiếm hoi lấy nghệ thuật cải lương làm đề tài thể hiện. Phim là câu chuyện dung dị về đời sống của những con người “Đã mang lấy kiếp con tằm, Không vương tơ nữa, cũng nằm trong tơ”, có niềm vui, có nỗi buồn, có hy vọng và tràn đầy tính nhân văn. Phim hiện đang được công chiếu tại các rạp trong cả nước.
Danh tướng Vũ Chí Thắng (áo xanh bên trái) trong vở diễn "Hào kiệt với giang sơn".

“Hào kiệt với giang sơn” - vở diễn ấn tượng khởi đầu của sân khấu Hải Phòng năm Giáp Thìn

Tối 24/2, đúng Tết Nguyên tiêu, tại Nhà hát thành phố Hải Phòng, Đoàn Cải lương Hải Phòng đã công diễn vở cải lương “Hào kiệt với giang sơn” - chương trình Sân khấu truyền hình Hải Phòng khởi đầu năm Giáp Thìn, nhân dịp kỷ niệm 699 năm Ngày mất của Danh tướng Vũ Chí Thắng.
Tiết mục dự thi của thí sinh Nguyễn Thành Trường (Vĩnh Long), số báo danh 101, tại Cuộc thi Bông lúa vàng năm 2022.

"Bông lúa vàng"- hành trình 30 năm

Ba mươi năm qua, Cuộc thi Bông lúa vàng đã trở nên quen thuộc với thính giả nghe đài và những người yêu nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương không chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh, thành phố khu vực phía nam. Nhiều giọng ca đã trưởng thành từ cuộc thi, trở thành những Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân và nghệ sĩ cải lương nổi tiếng.
Một tiết mục trong chương trình khai mạc Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023. (Ảnh: Đức Phương)

Ấn tượng nghệ sĩ tại Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023

Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023, diễn ra từ ngày 26-31/12/2023 đã để lại cho người dân và du khách những tình cảm hết sức đặc biệt. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật tại đêm khai mạc được tỉnh Ninh Bình dàn dựng rất công phu và đầy tính nghệ thuật. Các vở diễn thực cảnh lần đầu tiên được tổ chức trong không gian huyền ảo của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết cùng hai nghệ sĩ Thanh Hằng, Châu Thanh sẽ đồng hành xuyên suốt chương trình. (Ảnh do Ban Tổ chức cung cấp)

“Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết với dự án tâm huyết "Học viện Cải lương"

“Học viện Cải lương” là chương trình truyền hình thực tế với tổ hợp gồm đào tạo-tranh tài-trình diễn. Chương trình xây dựng theo dạng học viện có Viện trưởng là Nghệ sĩ Nhân dân, Tiến sĩ nghệ thuật Bạch Tuyết. Nghệ sĩ cải lương Châu Thanh, Thanh Hằng cùng “thầy đờn”, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hải đồng hành xuyên suốt với thí sinh trong chương trình.
Diễn viên Hạ Nắng (áo dài xanh) diễn các trích đoạn cải lương, đờn ca tài tử tại sân khấu nhỏ thuộc Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Mang nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Giới thiệu các loại hình nghệ thuật truyền thống ở không gian công cộng đang là hướng mà nhiều tổ chức, cá nhân tại thành phố lựa chọn để tiếp cận giới trẻ. Không chỉ biểu diễn miễn phí, các dự án còn thường xuyên tổ chức những hoạt động trải nghiệm, tương tác nhằm gửi trao các thông điệp ý nghĩa.
Cảnh trong vở "Vì nghĩa nước non".

Hình tượng An Tư công chúa trên sân khấu cải lương

"Vì nghĩa nước non" là vở diễn mới nhất vừa được Nhà hát Cải lương Việt Nam công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tái hiện tấm gương vì nước quên thân của công chúa An Tư thời nhà Trần, vở diễn không chỉ làm sống dậy một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn gửi đi những thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, đức hy sinh.
Nhà viết kịch Hoàng Luyện (Ảnh tư liệu gia đình cung cấp).

Nhớ cố tác giả Hoàng Luyện, cả đời đam mê nghệ thuật truyền thống dân tộc

Đã hơn 20 năm kể từ khi nhà viết kịch Hoàng Luyện về với miền mây trắng, nhưng mỗi dịp giỗ ông (28/3 âm lịch), con gái của ông, Thạc sĩ Xuân Hồng vẫn không khỏi rưng rưng nhớ cha với lời khuyên: “Con gái à, con nên học nghề viết kịch vì tác giả dù nằm xuống thì tác phẩm vẫn không chết mà còn đó cho đời”.
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương kể lại kỷ niệm với Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang trong lễ tưởng niệm.

Trong cõi nhớ người ở lại

Công chúng mộ điệu cải lương vừa mới đau xót vì sự ra đi của Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Linh thì nay tiếp tục nhận tin đau lòng khi Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang vừa qua đời tại Mỹ (ông mất khoảng 6 giờ ngày 11/3 tại California) sau thời gian dài bệnh tật, thọ 83 tuổi. Sân khấu cải lương Nam Bộ tiếp tục mất đi một tượng đài khó ai có thể thay thế.