Tỉnh Ðắk Lắk hiện có 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số toàn tỉnh với 921 người có uy tín. Bằng kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong cuộc sống, các già làng, người có uy tín có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, gắn kết cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bao đời nay, buôn, làng là nơi gắn kết cộng đồng, chở che đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Truyền thống đoàn kết là vốn quý của buôn, làng, được nuôi dưỡng, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Nền tảng văn hóa ấy là vô giá. Ðồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Ðắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gìn giữ buôn làng đến mai sau.
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Ðê ở Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, dân làng luôn có cuộc sống no đủ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Thông qua nghi lễ này, đồng bào Ê Ðê cũng bày tỏ mong ước cho sự đoàn kết, gắn bó nghĩa tình của cộng đồng, buôn làng.
Từ bao đời nay, người Cơ Ho đã trao gửi yêu thương vào giai điệu "ơ mờl lơi, ơ kòn lơi", cho nên họ luôn mong mỏi khúc hát ấy tiếp tục là mạch nguồn yêu thương và chỉ dấu văn hóa bên dòng Ðạ Rơyàm.
Tự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều nhà nông người đồng bào dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng quyết định khởi nghiệp, lập nghiệp ngay chính quê hương mình. Thời gian qua, tại nhiều thôn, buôn ở đây đã hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Theo đánh giá của ngành văn hóa các tỉnh Tây Nguyên, trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc tại khu vực không ngừng phát triển; các cộng đồng dân cư có ý thức hơn trong việc bảo tồn, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình; công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên đạt bước phát triển đáng ghi nhận.
Kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học của tỉnh Ðắk Lắk với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương lớn và đúng đắn của Tỉnh ủy Ðắk Lắk.
Ngày ấy xa rồi, ngày ấy xa rồi, cho tôi tìm lại…" Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng.
Rừng, tiếp rừng. Núi, rồi lại qua núi. Suốt dọc đường đi vẫn là thăm thẳm mầu xanh hoang sơ và kỳ vĩ của đại ngàn. 20 năm, hôm nay tôi mới được trở lại với những người bạn dân tộc Cơ Ho Chill buôn K’long K’lanh anh hùng - căn cứ của hai cuộc kháng chiến (thuộc xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) dưới chân dãy Bidoup - một trong ba đỉnh núi cao nhất được mệnh danh là nóc nhà, điểm tựa tâm linh của vùng đất Tây Nguyên.
Chiều xuống yên ả phía chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Tôi ngược núi để chứng kiến các “kỵ mã chân trần”, những người con sinh ra giữa buôn làng, lớn lên trên lưng ngựa... tự do bay bổng với cuộc chơi bên sườn núi.
Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng đa thần của người Cơ Ho nói riêng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Từ đôi bàn tay khéo léo, cùng với trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã khắc họa trên những tấm thổ cẩm các hình ảnh gần gũi với đời sống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như cồng chiêng, nhà sàn, ché rượu, các con vật, hoa lá, cây cối…
Internet, mạng thông tin toàn cầu, cái cửa sổ nhỏ trên màn hình máy tính hay cái smartphone (điện thoại thông minh) mà mở ra với cả thế giới. Nhiều năm trước, đó là chuyện "xa tít mù khơi". Nay thì khác, không mấy người trong các buôn làng còn lạ lẫm với chuyện đó.
Từ bao đời nay, nghề đan lát tạo nên những vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nghề đan lát truyền thống vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đất đại ngàn.
Mảnh đất Tây Nguyên, miền trầm tích với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nơi đại ngàn vừa thân thuộc lại vừa bí ẩn luôn là một hấp lực đối với mọi người dân đất Việt. Nhưng hôm nay, xin được bắt đầu câu chuyện với những niềm vui giản dị nhưng hết sức ý nghĩa của một bộ phận lớn cư dân cao nguyên khi mùa xuân đang về. Đó chính là niềm vui của những người sản xuất-kinh doanh cà-phê ở vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước đang được đón vụ mùa bội thu...
Trên mảnh đất Tây Nguyên này, không ai có thể quên những tháng ngày tối tăm, lạc hậu, nghèo đói và bệnh tật. Nếu không có Đảng, có Bác Hồ kính yêu vẽ đường, chỉ lối thì biết đến bao giờ đồng bào các dân tộc anh em mới thoát khỏi cuộc sống lầm than, biết bao giờ mới có được cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc như ngày hôm nay.
Cùng với nhiều nghi lễ, nghi thức của một vòng đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người dân tộc Mơ Nông ở huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk đặc biệt coi trọng nghi lễ mừng thọ. Ðây là nghi lễ thể hiện được sự biết ơn đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người.
Không biết tự bao giờ, tổ tiên người Cơ Ho Srê sống bằng nghề trồng lúa rẫy và lúa nước. Nhưng có lẽ, nghĩa của từ “Srê” là “ruộng”, người Cơ Ho Srê tự gọi mình là “cau Cơ Ho Srê” (người Cơ Ho làm ruộng nước), cho nên lúa nước mới đích thực là cây trồng quan trọng với đời sống của họ từ bao đời nay. Quá trình phát triển lúa nước của đồng bào Cơ Ho Srê có thể dựa theo sử thi và hàng trăm bài văn tế cúng Thần lúa (Yàng kòi) của các dân tộc nam Tây Nguyên.
NDO- Hết lòng vì đời sống của đồng bào, tận tâm với công việc, nhiệt huyết với các phong trào để đưa cuộc sống mới buôn làng phát triển đi lên, ông La Lang Tiến- Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hòa Ngãi, xã vùng cao Sơn Định, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) là tấm gương sáng, là đóa hoa thơm của núi rừng Phú Yên.
Gùi là vật dụng phổ biến trong sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ở miền đất này có khá nhiều loại gùi; trong đó, chiếc gùi dùng để góp gạo trong tang ma của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có nét văn hóa độc đáo riêng.
Trao cho họ chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này được đặt ra trong nhiều năm qua trên các văn bản, các diễn đàn nghị sự khi bàn về vấn đề tìm con đường sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn gặp khó khăn. Nhưng đến nay, vấn đề quan trọng này vẫn đang là câu chuyện cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Chào mừng 78 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023), do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Bão Saola), thời tiết ở Đắk Lắk không thuận lợi, mưa nhiều nhưng các hoạt động chào mừng vẫn diễn ra hân hoan, tạo không khí vui tươi, sôi nổi.
Có lẽ hiếm nơi nào có hội đua ngựa độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế. "Kỵ mã" chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp… Họ bước vào cuộc chơi bản năng phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi.
Trong một số lần điền dã các buôn làng, chúng tôi gặp bên những con đường nhiều máy móc, mịt mù khói bụi, diễn ra cảnh nhiều hộ dân địa phương nô nức xây nhà.
Được sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay Đắk Lắk đã phát triển vượt bậc về mọi mặt; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi lớn.
Tây Nguyên là nơi sinh sống của 5,7 triệu người, trong đó có khoảng 1,6 triệu đồng bào thuộc 47 dân tộc thiểu số. Trên tiến trình phát triển, một trong những trọng tâm ưu tiên của các tỉnh trên địa bàn là xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS).