Giải bóng đá nữ các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh-Cup Hà Lan năm 2024 được tổ chức tại huyện Bình Liêu.

Khai mạc Giải Bóng đá nữ các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh-Cup Hà Lan năm 2024

Trong khuôn khổ Hội mùa Vàng Bình Liêu năm 2024, nhằm tôn vinh và quảng bá những giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ của vùng cao Bình Liêu cùng giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện đến đông đảo người dân và du khách, sáng 27/10, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Bình Liêu tổ chức Giải Bóng đá nữ các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh-Cúp Hà Lan năm 2024
Hát Then đã trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu.

Giữ gìn làn điệu Then cổ ở Bình Liêu

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Tày chiếm hơn một nửa dân số toàn huyện, là nơi duy trì nhiều nghi lễ Then nói chung. Năm 2013, Then Tày đại diện cho Bình Liêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây chính là tiền đề quan trọng để huyện Bình Liêu cũng như cộng đồng dân tộc Tày ở địa phương tiếp tục nhiệm vụ bảo tồn và phát huy vốn di sản quý giá này.
Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh ôn luyện cho các em trong Đội tuyển môn Hóa của Trường THCS thị trấn Bình Liêu.

Bình Liêu thúc đẩy giáo dục "mũi nhọn"

Ngoài việc thực hiện tốt công tác giáo dục đại trà, những năm gần đây, huyện miền núi, biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) đã nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục, trong đó chú trọng và dành nhiều sự quan tâm đến công tác giáo dục mũi nhọn, mang lại những thành quả đáng khích lệ. Trong kỳ thi học sinh giỏi trung học cơ sở cấp tỉnh năm học 2023-2024, huyện Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ học sinh đoạt giải và có điểm thi trung bình cao nhất trong toàn tỉnh.
Anh Dường Phúc Thím (thứ 3 từ phải sang) là điển hình làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo ở thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Bình Liêu coi trọng chất lượng trong xây dựng nông thôn mới

Những thành quả trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Bình Liêu là minh chứng cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn mà tỉnh Quảng Ninh triển khai thời gian qua. Hơn hết, đây là kết quả từ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự chủ động, nỗ lực của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; là nền tảng để Bình Liêu tiếp tục chặng đường nâng cao chất lượng cuộc sống với mục tiêu cao nhất là hạnh phúc của nhân dân.
Người dân các xã vùng cao của huyện Bình Liêu chủ động nấu nước nóng cho đàn vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại.

Huyện miền núi Bình Liêu tích cực phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ trên địa bàn huyện Bình Liêu xuống thấp từ 0 đến 5 độ C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, ngành chức năng, các địa phương và người dân chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi và cây trồng.
Du khách trải nghiệm chèo thuyền ở Kỳ Thượng Am Váp farm (phường Hoành Bồ, TP Hạ Long).

Phát triển du lịch văn hóa truyền thống

Quảng Ninh không chỉ có tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn sở hữu nhiều di sản văn hóa truyền thống mang giá trị đặc sắc, riêng có. Đó là hệ thống các di tích, danh thắng phong phú, con người thân thiện, hào sảng, ẩm thực vùng miền đặc sắc, văn hóa đa dạng từ vùng biển đảo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tất cả những giá trị văn hóa truyền thống này đều được khai thác dưới góc độ du lịch và mang lại cho Quảng Ninh những lợi thế không phải địa phương nào cũng có được.
Về Bình Liêu mùa hoa sở trắng

Về Bình Liêu mùa hoa sở trắng

Cách thành phố Hạ Long chừng hơn 100km về phía Đông Bắc, Bình Liêu là vùng đồi núi mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ với phong cảnh hùng vĩ. Thời gian này, rẻo đất vùng cao Bình Liêu lại liên tục được nhắc đến nhiều bởi mùa hoa sở đẹp như mơ. Du lịch Bình Liêu dịp cuối năm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh rừng phủ sắc trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa sở.
Du khách trải nghiệm chèo thuyền ở khu du lịch cộng đồng Kỳ Thượng, xã Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).

Hướng đi mới cho du lịch cộng đồng

Du lịch Quảng Ninh những năm gần đây không chỉ được biết đến là vùng đất của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mà còn hút khách du lịch bởi văn hoá truyền thống đặc sắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống của người dân.
Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc sẽ diễn ra tại Hội hoa sở Bình Liêu năm 2023.

Hội hoa sở Bình Liêu 2023 - Không gian văn hoá đa sắc màu

NDO - Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), Hội hoa sở Bình Liêu 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15-17/12 tại khu rừng sở thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc mầu tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp của mùa vàng Bình Liêu.

Ấn tượng mùa vàng Bình Liêu

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà với các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc, Hội Mùa vàng Bình Liêu đã mang đến cho du khách những ấn tượng khó quên. Đặc biệt, du khách còn được trực tiếp tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian, nếp sinh hoạt, nghi lễ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số và những sản phẩm du lịch mới, riêng có tại Bình Liêu trong những ngày diễn ra Hội Mùa vàng.
Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tuyên truyền các dịch vụ chuyển đổi số cho người dân xã Hải Lạng.

Chuyển đổi số ở nông thôn, miền núi Quảng Ninh

Xác định chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, trong đó chú trọng xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số một cách toàn diện, hiệu quả. Đáng chú ý, tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện ở khu vực nông thôn, miền núi, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân thông minh.
Tiết mục hát Then tại Lễ hội hoa sở tổ chức tại huyện Bình Liêu.

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Then ở Bình Liêu

Hát Then là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Tày nói chung, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) nói riêng và được thể hiện thông qua hình thức ca hát thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo của người Tày, có giai điệu, tiết tấu, nhịp phách rõ ràng, khi hát bao giờ cũng kèm theo tính tẩu và chùm xóc nhạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, hát Then vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của người Tày như một minh chứng cho sức sống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Du khách được trải nghiệm hái chè tại đồi chè ở huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Tạo sản phẩm du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, những thành quả từ xây dựng nông thôn mới đã trở thành điểm tựa vững chắc để Quảng Ninh phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Qua đó, tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng phục vụ nhu cầu của du khách bên cạnh các loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh như biển đảo, văn hóa, tâm linh, sinh thái đồng thời góp phần quan trọng nâng cao đời sống cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
Nghệ nhân dân gian Lương Thiêm Phú bên những cây đàn tính.

Người thổi hồn cho những cây đàn tính

Nghệ nhân dân gian Lương Thiêm Phú ở thôn Chang Nà, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, là người nổi tiếng làm nên những cây đàn tính thấm đẫm hồn cốt của người dân nơi đây. Căn nhà khang trang nằm giữa thung lũng có nhiều mảnh ruộng lúa xanh rì đương thì con gái, vừa đến đầu ngõ chúng tôi đã thấy nghệ nhân Lương Thiêm Phú đang cặm cụi với những cây đàn bé xinh bằng ngón tay. Thấy chúng tôi, ông ngừng tay vui vẻ mời chúng tôi vào nhà uống trà và trò chuyện.
Ngày hội kiêng gió ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Đặc sắc Ngày hội kiêng gió ở Bình Liêu

Để bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã quyết định nâng quy mô tổ chức ngày hội kiêng gió trở thành Ngày hội văn hóa các dân tộc ở xã Ðồng Văn, với chủ thể là người Dao ở bản Thanh Phán cùng sự tham gia của các dân tộc trên địa bàn huyện và các xã lân cận của các huyện Ðầm Hà, Hải Hà và Tiên Yên.