Sán Chay

Sán Chay
  • Tên gọi khác: Hờn Bán, Chùng, Trại...

  • Ngôn ngữ: Người Sán Chay hình thành hainhóm địa phương gồm: Cao Lan và Sán Chỉ. Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái-Kađai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).

  • Cư trú: Người Sán Chay cư trú rải rác, xen lẫn với các dân tộc ít người khác, tại một số địa phương thuộc các tỉnh nằm ở phần đông nam vùng Đông Bắc Việt Nam, như: Tuyên Quang (ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên), Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ...), Bắc Giang (Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế), Quảng Ninh (Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ), Cao Bằng (Bảo Lâm, Bảo Lạc), Lạng Sơn (Lộc Bình, Hữu Lũng), Phú Thọ (Đoan Hùng), Vĩnh Phúc (Sông Lô).

  • Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc đến Việt Nam vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh, cách ngày nay 300-500 năm.

Người Cao Lan ở thôn Động Sơn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với chiếc trống sành.

Tiếng trống sành của người Cao Lan

Trống sành là nhạc cụ quan trọng để thực hiện các bài cúng thần linh, làm lễ cầu mưa, cầu mùa, cầu may, cầu mát của người Cao Lan. Loại nhạc cụ quý này đang cần được bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Cao Lan.
Đồng bào Sán Chay. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Dân tộc Sán Chay

Cư trú rải rác, xen lẫn các dân tộc ít người khác, song dân tộc Sán Chay vẫn hình thành cho mình một bản sắc văn hóa riêng. Họ có nhiều làn điệu dân ca và nhạc cụ đặc sắc.