Quang cảnh buổi làm việc.

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 30/7, tại Ninh Bình, Đoàn Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng do đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, làm việc với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.
Quang cảnh Hội thảo khoa học.

Thu hút nguồn lao động chất lượng cao cho phát triển ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 30/7, tại Trường đại học Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề “Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao - Đột phá chiến lược phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng”. 
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát huy truyền thống, tăng cường liên kết, tạo đột phá phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ ba của Hội đồng. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Truyền thống, liên kết và bứt phá

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, với tư duy mới, tầm nhìn mới nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ để phát huy nhanh, hiệu quả được các giá trị truyền thống kết hợp với khai thác các cơ hội mới, bắt kịp xu thế của thế giới thông qua việc tập trung xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Các đại biểu nhấn nút khai mạc Hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng năm 2023.

Tưng bừng khai mạc hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng tại Hải Phòng

Tối 17/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp (thành phố Hải Phòng) đã tưng bừng diễn ra Hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng năm 2023 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, thành phố Hải Phòng, các địa phương trong vùng và đông đảo người dân, du khách.
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị.

Tăng cường kết nối đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng

Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", đẩy mạnh các chương trình hợp tác đầu tư, phát triển du lịch giữa Hà Nội với vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Quang cảnh tọa đàm.

Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối, phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng

Ngày 19/8, tại Hải Phòng, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức tọa đàm “Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối, phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng các sở ngành, Hội Nhà báo các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Cầu Bến Rừng kết nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 5/2024.

Bài 3: Liên kết để cùng phát triển

Trước những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để triển khai hiệu quả các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Ðồng thời, các địa phương cũng đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề liên quan cơ chế, chính sách, cần được các bộ, ngành Trung ương sớm giải quyết.
Người dân tìm hiểu Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Tăng tốc hoàn thành Quy hoạch Thủ đô

Sau thời gian chậm trễ, thành phố Hà Nội đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu vào tháng 10/2023 sẽ trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững cho thành phố trong những giai đoạn tiếp theo.
Sân bay Vân Đồn.

Tạo đột phá để các địa phương vươn lên mạnh mẽ

Tư tưởng chỉ đạo và nội dung của Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng, ý tưởng và tầm nhìn mới, có tính đột phá trong phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng. Các địa phương cần linh hoạt, chủ động biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng đồng bằng sông Hồng thật sự phát triển đột phá, khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm ảnh bên lề Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Liên kết phát triển xanh và bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 12/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Liên kết phát triển-Đổi mới sáng tạo-Xanh và Bền vững”.
Một góc Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Duy Linh)

Xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 3/2/2023 thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quang cảnh hội thảo.

Tăng tốc phát triển các khu công nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng

Ngày 3/12, tại thành phố Hải Phòng diễn ra Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, với sự tham dự của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện các khu công nghiệp, khu kinh tế của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Vùng đồng bằng sông Hồng cần thực hiện thật tốt vai trò là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia và động lực phát triển kinh tế hàng đầu của đất nước

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

Tạo động lực phát triển Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng

Ngày 15/7, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bà con nông dân tỉnh Ninh Bình thu hoạch lúa đông xuân. (Ảnh: Lê Hồng)

Lợi nhuận trồng lúa vụ đông xuân giảm do chi phí sản xuất tăng

Mặc dù sản xuất lúa vụ đông xuân 2021-2022 ở các địa phương gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích trồng giảm nên năng suất và sản lượng giảm so với vụ đông xuân trước. Hơn nữa, do giá vật tư đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhất là phân bón dẫn đến tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận.

Quang cảnh hội nghị.

Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng

Ngày 17/5, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW” đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất.