Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Ngày 27/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều sớm Tân Yên năm 2024.
Ngày 27/5, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà và các ngành chức năng tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) - Hành trình cùng các tour du lịch”.
Ngày 27/5, tại Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm diễn ra tại huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Central Retail đã tiến hành ký hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ vải thiều chín sớm và thực hiện nghi thức cắt băng xuất hành vải thiều chín sớm Tân Yên vào hệ thống phân phối của Central Retail.
Với hơn 2.000 năm lịch sử trồng cây vải thiều, thành phố Mậu Danh - vùng trồng vải thiều lớn nhất của Trung Quốc, đã biến loại cây nông nghiệp truyền thống thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm giàu cho người dân địa phương.
Thành phố Mậu Danh, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có diện tích 11.400km2, dân số hơn 6 triệu người, được mệnh danh là quê hương của vải thiều, nổi tiếng với Cống viên - vải tiến vua khi bảo tồn được nhiều cây vải cổ thụ hàng trăm, nghìn năm tuổi.
Mùa vải thiều năm 2024 tại Bắc Giang, tỷ lệ cây vải ra hoa, đậu quả rất thấp. Huyện Lục Ngạn có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với hơn 17.300 ha, là cây trồng chủ lực của địa phương. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đang khẩn trương đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất, hạn chế ảnh hưởng do cây vải mất mùa...
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức ký kết hợp đồng dự án tuyến cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo phương thức đối tác công tư (PPP) thuộc loại hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) với liên danh các nhà đầu tư trúng thầu thực hiện dự án.
Đèo Gia là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Hơn 10 năm về trước, nhiều người đến đây đều lắc đầu ngao ngán bởi giao thông cách trở, người dân đói nghèo, lạc hậu, làng bản đìu hiu... Thế nhưng, ngày nay đến vùng đất này, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự đổi thay với bức tranh kinh tế nhiều khởi sắc.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Hải Dương thời gian qua đã gặt hái những thành công nhất định. Các sản phẩm OCOP sau khi được phân hạng giúp nâng cao giá trị, tăng doanh số bán hàng cho các chủ thể và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với kỹ thuật thâm canh cao, không chỉ có tài “bắt” vườn cam của gia đình đậu quả theo ý muốn, vợ chồng anh Từ Văn Sảng (sinh năm 1974, dân tộc Hoa) và chị Lâm Thị Bình (sinh năm 1979, dân tộc Tày) ở thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn đi khắp nơi tư vấn, hỗ trợ giúp nhiều nhà vườn có mùa vụ bội thu.
Nhắc đến đặc sản Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn là cái tên không thể bỏ qua. Có nhiều địa phương trồng vải thiều, nhưng ít nơi nào có thứ vải thơm ngon, với vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ như ở Bắc Giang. Khi đến mùa, vải thiều Lục Ngạn luôn được tiêu thụ với số lượng lớn đến mọi tỉnh thành và đặc biệt xuất khẩu đi các nước.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), thành phố Hải Phòng đã quyết định dành hơn 250 tỷ đồng để tặng quà 45.489 người có công, thân nhân và người thờ cúng liệt sĩ trên địa bàn.
Ngày 12/7, tại Trung tâm thương mại Centralworld (Bangkok, Thái Lan), tập đoàn Central Retail, một thành viên của Central Group, đã tổ chức sự kiện giới thiệu trái vải thiều Lục Ngạn chính vụ của Việt Nam tới người tiêu dùng Thái Lan.
Chiều 7/7, lô vải thiều Bắc Giang đầu tiên do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái Lan đã được Tập đoàn The Mall giới thiệu tới người tiêu dùng Thái Lan tại 7 trung tâm thương mại của tập đoàn này.
Ngày 28/6, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện Công ty A-Word (doanh nghiệp Nhật Bản chuyên bảo quản, chế biến thực phẩm) đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Công ty cổ phần Ameii Việt Nam về việc chuyển giao kỹ thuật chế biến nông sản.
Tại cửa khẩu đường bộ Kim Thành (Lào Cai), mỗi ngày có hàng trăm xe vải thiều từ Bắc Giang thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc. Lực lượng chức năng tại đây đã tăng cường thêm nhân lực, phân luồng, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ngày 23/6, tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza (quận Hà Đông, Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố, thu hút 15 tỉnh, thành phố tham gia.
Hiện nay, nhiều loại cây ăn quả ở khu vực phía bắc đang và sắp vào vụ thu hoạch như: Xoài, vải, chanh leo, chuối, nhãn... Với sản lượng dự kiến hàng trăm nghìn tấn, việc tìm các phương án tiêu thụ trái cây rất được các bộ, ngành, địa phương quan tâm. Trong đó, các phương án như: Đẩy mạnh tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu… đang được thực hiện nhằm tạo điều kiện để việc tiêu thụ thuận lợi, giúp bảo đảm thu nhập cho nhân dân.
Ngày 15/6, Đoàn đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương), 5 doanh nghiệp Nhật Bản về tỉnh Hải Dương nghiên cứu thị trường vải thiều nhằm tăng cường việc xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản.
Chiều 15/6, Cục Hải quan Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đội Nghiệp vụ hải quan ga Kép thuộc Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang (Quyết định số 1290/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 5/6/2023).
Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang hiện đang tổ chức chương trình du lịch Lục Ngạn mùa vải chín năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt - đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á".
Ngày 9/6, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương diễn ra sự kiện công bố vải thiều Thanh Hà xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu và “Vải thiều Thanh Hà bay cùng thực khách”.
Ngành đường sắt vừa vận chuyển thử nghiệm thành công lô vải thiều Lục Ngạn bằng container lạnh trên tàu liên vận quốc tế xuất khẩu sang Trung Quốc xuất phát từ ga Kép liên vận quốc tế.
Ngày 7/6, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Tập đoàn Central Retail dự kiến tiêu thụ khoảng 300 tấn vải thiều Lục Ngạn.
Ngày 30/5, tại xã Phúc Hòa, Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm và tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều với các đơn vị doanh nghiệp.
Chỉ còn ít ngày nữa, tỉnh Bắc Giang bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Thời tiết thuận lợi cùng với kỹ thuật thâm canh ngày càng cao, dự báo năm nay là năm thứ ba liên tiếp vải thiều Bắc Giang được mùa. Sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên việc liên kết, tìm đầu ra cho vải thiều được cấp ủy, chính quyền, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.