

#vải thiều
Có 22 kết quả
Tại thành phố Mậu Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, nơi được mệnh danh là "quê hương vải thiều Trung Quốc", thời điểm hiện tại là chính vụ thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. So cùng kỳ năm ngoái, giá bán các loại vải thiều địa phương tăng cao gấp 2 đến 4 lần.
Ngày 25/5, tỉnh Bắc Giang phối hợp Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số tỉnh, thành phố, cơ quan chức năng nước ngoài tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tới hơn 60 điểm cầu trong và ngoài nước; trong đó có 13 điểm cầu tại các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore, Thái Lan, các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE).
Năm 2022, diện tích vải thiều toàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là 3.273 ha, sản lượng dự kiến đạt 40.000 tấn. Để chủ động công tác tiêu thụ, huyện đã lên kế hoạch đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tại các thành phố lớn trên cả nước; phối hợp với các trung tâm, siêu thị lớn; đồng thời hướng tới tăng sản lượng vải xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao.
Năm 2021, điểm sáng của hoạt động sở hữu trí tuệ là Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ hai địa phương Bắc Giang và Bình Thuận đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản.
Ngày 19-6, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan phối hợp công ty LTP Import Export BV và siêu thị Thanh Hùng lần đầu tiên giới thiệu quả vải tươi Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan và từ nước này phân phối cho các nước EU lân cận.
Bộ Công thương vừa cho biết, lô vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) gần một tấn đã được đối tác nhập khẩu và bán buôn mới tại Nhật Bản chuyển đến 150 đầu mối bán lẻ trên khắp nước Nhật trong ngày 17-6.
Trong những ngày này trên quốc lộ, đường làng, lối nhỏ… của “Vương quốc vải thiều” Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngập tràn sắc đỏ của vải. Hàng trăm chiếc ô-tô, xe máy nối đuôi nhau dài hàng cây số chở vải tới điểm thu mua tại "thủ phủ vải" Lục Ngạn.
Cục Xúc tiến thương mại cho biết, ngày 12-6, lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương phát triển đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Lô hàng này đã tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Bộ Công thương cho biết, chiều 7-6 tại sân bay quốc tế Nội Bài, Công ty Cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất lô vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu tiên đi châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Ngày 4-6, Thành đoàn Đà Nẵng, Cục Quản lý Thị trường Đà Nẵng và Hội Doanh nhân trẻ TP Đà Nẵng phối hợp thực hiện kết nối hỗ trợ tiêu thụ vải thiều giúp người dân tỉnh Bắc Giang.
Bộ Công thương cho biết, ngày 3-6 vải U hồng Thanh Hà đã có mặt trên các kệ siêu thị tại Singapore, một cửa ngõ đưa nông sản Việt Nam ra thế giới.
Ngày 26-5, tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang diễn ra “Lễ xuất hành vải thiều sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản năm 2021”.
Hoạt động xuất khẩu vải thiều niên vụ 2021 được đánh giá là rất khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và nhiều vùng vải thiều đã xuất hiện các ca dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, bằng các giải pháp mạnh mẽ, các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đang nỗ lực đưa trái vải thiều xuất khẩu trong bão dịch.
Theo dự báo, vụ vải năm nay ở hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang sẽ được mùa khi tỷ lệ ra hoa, đậu quả đạt cao. Trước diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, hiện nay các địa phương đang đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm bảo đảm tiêu thụ thuận lợi cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.
Ngày 14- 5, Văn phòng Chính phủ có Công văn đề nghị Tổ công tác của năm bộ gồm: Ngoại giao, Y Tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải sớm xử lý ý kiến của UBND tỉnh Bắc Giang cấp visa nhập cảnh, cấp phép chuyến bay (nếu có)… vào địa phương thu mua vải thiều bảo đảm chặt chẽ, kịp thời và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Do diễn biến dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, phía Nhật Bản đã chính thức ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam giám sát vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Mặc dù bị chậm so với kế hoạch ban đầu gần mười ngày, lô vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên xuất sang Nhật Bản bằng đường biển đã chính thức cập bến và vẫn giữ được mẫu mã tốt.