Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ tại Trung tâm Y tế Quận 8. (Ảnh CTV)

Cần chủ động, tăng cường tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

Thời gian qua, mặc dù cả hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt phòng chống bệnh sởi nhưng số ca bị mắc sởi vẫn đang ở mức khá cao. Theo thống kê của ngành y tế, trong tuần thứ 45 của năm 2024, tổng số ca mắc sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh là 167 ca, tăng 29% so với trung bình bốn tuần trước liền kề. Trong đó, có 99 ca điều trị nội trú (tăng 7,6%) và 68 ca điều trị ngoại trú (tăng 81%).
Học sinh được tiêm vắc-xin sởi-rubella (MR) trong chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tại trường học.

Sớm kiểm soát hiệu quả dịch sởi

Sau khi chính thức công bố dịch sởi trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các ban, ngành, đoàn thể liên quan đã tập trung thực hiện theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong việc tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng để đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng bệnh sởi. Ba tuần gần đây, số ca mắc sởi có dấu hiệu chững lại, cho thấy hiệu quả sau khi thành phố triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin từ ngày 31/8 đến nay.
Các y, bác sĩ Trạm Y tế Ðông Hưng Thuận, Quận 12 tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin sởi

Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi xuyên suốt kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Ðiều này thể hiện quyết tâm của các cấp ngành y tế và chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trong việc đẩy lùi dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, con số gần 20.000 trẻ được tiêm là rất thấp so với số trẻ được thống kê.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn Hà Nội phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè

Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
Cán bộ y tế CDC Nghệ An điều tra dịch tễ bệnh bạch hầu tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn. (Ảnh TỪ THÀNH)

Hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh bạch hầu

Do triển khai tiêm vắc-xin trên diện rộng, nên từ nhiều năm nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được khống chế. Hằng năm chỉ ghi nhận một số trường hợp lẻ tẻ do không tiêm hoặc tiêm không đủ liều, không tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Trang trại chăn nuôi gà của anh Trịnh Tiến Toàn (thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Xác định chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi, những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đến nay, việc nắm bắt, áp dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng số cơ sở chăn nuôi toàn tỉnh.
Phun thuốc khử trùng tại các hộ chăn nuôi ở huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. (Ảnh KIM THOA)

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Trước tình hình bệnh dại tăng đột biến, cũng như nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với chủ đề "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024".
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân thôn Phe Phà, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, Hà Giang uống thuốc điều trị, phòng bệnh bạch hầu.

Điện Biên, Hà Giang thiếu vắc-xin phòng bệnh bạch hầu

Bùng phát ở các thôn, bản là “vùng lõm” về tiêm chủng thuộc các huyện vùng cao của hai tỉnh miền núi Điện Biên, Hà Giang, song với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt từ chính quyền, ngành y tế hai tỉnh, đến nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được kiểm soát, các trường hợp bệnh được điều trị kịp thời, có tiến triển tốt.
Nhóm tác giả gồm năm học sinh nhận Huy chương vàng tại Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế (WICO) năm 2023.

Sáng chế hữu ích của các bạn trẻ đam mê khoa học

Năm bạn trẻ là học sinh trung học đã cùng nhau nghiên cứu, sáng chế ra tủ bảo quản và vận chuyển vắc-xin thân thiện môi trường, có kích thước phù hợp để thuận tiện sử dụng cả ở những vùng miền núi xa xôi. Sản phẩm của nhóm đã xuất sắc đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế (WICO) năm 2023.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầy đủ, đúng liều để ngăn sự lây lan dịch bệnh cũng như giảm nguy cơ tăng nặng, nhập viện.

Ưu tiên bảo vệ nhóm người nguy cơ cao trước tác động của dịch Covid-19

Dịch Covid-19 ở nước ta đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới và nhập viện điều trị đều tăng. Để chủ động ứng phó với diễn biến của dịch, Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế các địa phương triển khai tốt công tác thu dung, điều trị, xét nghiệm giải trình tự gien để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch của người bệnh; đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là cho nhóm đối tượng nguy cơ cao...
Hà Nội đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân. (Ảnh LINH ÐAN)

Không để các dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát, lây lan

Với mục tiêu giảm số ca mắc, tử vong do các bệnh truyền nhiễm; hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát, lây lan dịch tại cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm, nhất là với những người mắc Covid-19...
Liệu trình điều trị bệnh lao bằng thuốc uống có thể kéo dài đến sáu tháng. (Ảnh: PAHO)

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, số người chết vì bệnh lao đã tăng trở lại vào năm 2022, do những gián đoạn y tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, xung đột và các cuộc khủng hoảng khác. WHO cũng đưa ra thông báo sẽ mở rộng phạm vi của Sáng kiến của Tổng Giám đốc Tedros Ghebreyesus (T.Ghê-brây-ê-xút), hướng đến loại bỏ căn bệnh truyền nhiễm giết người hàng đầu thế giới này vào năm 2030.
Thủ tướng ra công điện tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thủ tướng ra công điện tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở một số nước láng giềng. Trong nước, nguy cơ dịch bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23-4-2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk về tận vùng sâu tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho nhân dân. 

Đắk Lắk nỗ lực ngăn chặn dịch bạch hầu

Những ngày gần đây, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Đa số các trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc vùng lõm tiêm chủng vắc-xin và đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân bạch hầu liên tục gia tăng khiến người dân trên địa bàn hết sức lo lắng, đòi hỏi ngành y tế Đắk Lắk phải nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.