Ngày 3/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể thành phố Hà Nội năm 2025.
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Ngày 31/5, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Thống Nhất, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Đến nay, Bộ Công an đã thu nhận 32,6 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử. Trong đó, phê duyệt 29 triệu hồ sơ, cấp hơn 80 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.
Ngày 31/5, Thượng tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết: Bằng nỗ lực, quyết tâm của toàn lực lượng, hiện nay Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06.
Cuối tháng 4 vừa qua, Hà Nam là tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% dân số trong độ tuổi cấp. Đây được xem là một dấu mốc lịch sử không chỉ với Hà Nam mà còn đối với cả nước, góp phần đẩy nhanh phát triển xã hội số, Chính phủ số.
Ứng dụng Công dân số YenBai-S là ứng dụng đa tiện ích trên thiết bị thông minh, chỉ cần cài đặt 1 App duy nhất, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích thông minh, thân thiện để tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Từ ngày 1/4, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm toàn bộ người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú, trừ năm nhóm đối tượng cụ thể. Trước đó, theo quy định cũ với nhóm này là toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn số 546/BHXH-CNTT gửi các đơn vị liên quan về việc phối hợp, hỗ trợ liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe phục vụ Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Những ngày sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tại các tỉnh miền trung, người dân đến làm thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành biên giới tăng đột biến. Ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, có những ngày tiếp nhận 400-500 hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành. Tại Thanh Hóa, Nghệ An, số lượng còn đông hơn, lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.
Sáng 4/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị công bố vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và kết nối cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp sản xuất phải có tầm nhìn xa nhưng bước đi nhỏ. Tầm nhìn xa là phải có chiến lược phát triển, có bộ chỉ số thể hiện mức độ trưởng thành trong từng ngành và bước đi nhỏ là để có phải làm lại thì chi phí cũng không lớn.
Ngày 7/10, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với Chủ đề “Chuyển đổi số-động lực mới cho phát triển của Thành phố”.
Với việc sẵn sàng về hạ tầng công nghệ cho các bên tham gia để triển khai dịch vụ thanh toán và đầu mối xử lý quyết toán giữa các bên thông qua hệ thống của Ngân hàng Nhà nước, sự hợp tác với Napas là rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay
Thành phố Hà Nội được lựa chọn là đơn vị làm điểm Ðề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Ðề án 06) của Chính phủ. Do đó, thành phố xác định, việc thực hiện Ðề án 06 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Thời gian qua, lực lượng Công an nhân dân đã nỗ lực không ngừng trong công tác chuyển đổi số để hướng đến xây dựng chính phủ điện tử, xã hội số. Trong đó, nổi bật là việc thực hiện 2 “đại dự án” mang ý nghĩa chiến lược gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Có thể nói, việc hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp căn cước công dân điện tử, định danh điện tử chính là các dấu mốc lịch sử trong công cuộc chuyển đổi số của lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, hệ thống Định danh và xác thực điện tử mang tính “nền tảng” “gốc rễ” của Chính phủ điện tử.
Ngày 10/8, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp các bộ, ngành làm giàu, tích hợp, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu an sinh xã hội. Đó là dữ liệu ở nhiều lĩnh vực như lao động, việc làm, trẻ em, bảo trợ xã hội, giảm nghèo…
Ngay trong quý I/2022, hàng loạt tiện ích được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị liên quan hoàn thành và đưa vào ứng dụng trong thực tế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Chiều 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì cuộc họp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngay trong đầu năm 2022, Bộ Công an sẽ hoàn thành việc đưa lên mức độ 3, mức độ 4 đối với 14/25 thủ tục hành chính thiết yếu liên quan đến người dân và nhiều tiện ích khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Chiều 27/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới thăm và làm việc tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an. Tham gia đoàn công tác có Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội.
Ghi nhận từ những ngày đầu tháng 7, khi Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp căn cước công dân chính thức vận hành, có thể thấy, còn không ít băn khoăn, vướng mắc từ phía người dân; hệ thống gặp sự cố do kết nối chưa đồng bộ. Làm thế nào để việc quản lý theo phương thức mới bảo đảm thống nhất?
Sau khi hai dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư lần lượt vào tháng 3 và tháng 9/2020, Bộ Công an đã xác lập cơ chế chỉ huy, chỉ đạo triển khai thực hiện từ Trung ương tới cơ sở.
Ngày 1-7, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức được vận hành, ghi dấu mốc quan trọng trong công tác điều hành và phát triển đất nước. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên ngoài ngành Công an được lựa chọn để triển khai dịch vụ kết nối và xác thực dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mới đây, ngày 13-11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Cư trú (sửa đổi) với 93,15% số phiếu tán thành. Cùng với dự án luật, một trong những chính sách lập pháp hết sức quan trọng đã được thông qua là hủy bỏ quản lý dân cư theo sổ hộ khẩu (SHK).