Các diễn giả đã giải đáp nhiều câu hỏi thực tiễn về cách triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ tâm lý trong trường học.

Tham vấn tâm lý học đường: Chìa khoá xây dựng trường học hạnh phúc

Hội thảo với chủ đề “Nhà tâm lý học đường và vai trò nâng cao cảm nhận hạnh phúc trong trường học” không chỉ là cơ hội để các nhà tâm lý học đường nâng cao kiến thức và kỹ năng, mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ thống hỗ trợ tâm lý bền vững trong trường học.
Cô và trò Trường mầm non 19/5 Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) trải nghiệm không gian về ngày Tết cổ truyền. (Ảnh THẾ ANH)

Những trường học hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai mô hình trường học hạnh phúc, với phương châm trường học là “ngôi nhà thứ hai”. Ðến nay, mô hình này từng bước mang lại hiệu quả thiết thực, tạo tiền đề quan trọng để ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện.
Một buổi khai vấn tâm lý cho học sinh trường THPT Kim Ngọc.

Khai vấn tâm lý, giảm áp lực cho học sinh

Nhờ áp dụng các giải pháp giảm áp lực, tạo động lực cho học sinh như khai vấn tâm lý, khảo sát mức độ hài lòng, hỗ trợ học sinh gặp vấn đề về tâm lý, Trường trung học phổ thông (THPT) Kim Ngọc (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) bước đầu đạt được thành công trong xây dựng văn hóa học đường, trường học hạnh phúc.
(Ảnh: NHẬT QUANG)

[Ảnh] Ngôi trường 60 năm lịch sử với truyền thống dạy tốt, học tốt

Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) là một ngôi trường có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt, có những đóng góp đặc biệt cho ngành giáo dục Thủ đô. Dưới sự dạy dỗ tâm huyết của các thế hệ thầy cô, nhiều lớp học sinh đã trưởng thành, góp phần bồi đắp và đưa danh tiếng của trường ngày càng vang xa.
Các em học sinh bên cô Lê Thị Hồng Liên trong một buổi ngoại khóa.

“Trường học hạnh phúc”, bồi đắp tình thầy trò

Một trong những nội dung trọng tâm được Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum, tỉnh Kon Tum chú trọng triển khai trong những năm vừa qua là đẩy mạnh xây dựng “Trường học hạnh phúc” giúp gìn giữ tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau.
Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Kép với các sản phẩm STEM.

Tập trung xây dựng “Trường học hạnh phúc” ở Lạng Giang

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã triển khai xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, mục tiêu hướng tới xây dựng 100% trường học không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, xây dựng ngôi trường “yêu thương, an toàn và tôn trọng”.
Dự án Trường học Hạnh phúc không chỉ đặt trọng tâm vào thành tích học tập mà còn chú trọng đến việc phát triển toàn diện tâm lý và cảm xúc của học sinh.

"Trường học Hạnh phúc" - nâng cao hạnh phúc học đường và sức khỏe tinh thần cho học sinh Việt Nam

Dự án Trường học Hạnh phúc do Eurasia Learning Institute (ELI) thực hiện đã và đang khẳng định giá trị trong việc cải thiện hạnh phúc học đường và sức khỏe tinh thần cho học sinh tại Việt Nam. Ra đời từ những nghiên cứu quốc tế về mối liên hệ giữa thành tích học tập và sức khỏe tinh thần của học sinh, Trường học Hạnh phúc không chỉ đặt trọng tâm vào thành tích học tập mà còn chú trọng đến việc phát triển toàn diện tâm lý và cảm xúc của học sinh, giúp các em xây dựng một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc ngay từ những năm học đầu đời.
Khi trường học là điểm đến hạnh phúc

Khi trường học là điểm đến hạnh phúc

Chiều thứ 6, sau tiết học ở phòng học thông minh, Triệu Ngọc Linh nấn ná ở lại trường, rủ bạn xuống sân thể thao. Những cô cậu mặc trang phục dân tộc, còn lóng ngóng với việc chơi với bóng rổ, nói cười rổn rảng cả góc sân trường. Linh nhoẻn miệng cười: “Lần đầu tiên em được chơi môn thể thao này, khó chơi, nhưng tụi em đều rất hào hứng”. Phía trong căn phòng đa năng, 2 cậu bé người Tày đang chơi cờ vua hăng say, kịch tính. 
Giao lưu giữa học sinh một số trường tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Nhiều thay đổi từ mô hình Trường học hạnh phúc

Những gương mặt rạng ngời, những nụ cười tươi vui, cùng những đôi chân rảo bước trên con đường ngoằn ngoèo dốc núi đưa học sinh vùng cao Yên Bái tới trường đón năm học mới 2023-2024. Ðây là năm học thứ tư, tỉnh Yên Bái triển khai mô hình Trường học hạnh phúc. Chất lượng giáo dục được nâng lên; môi trường giáo dục an toàn.
Thí sinh phấn khởi khi nhận sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên "Tiếp sức mùa thi" - một trong những chương trình mũi nhọn của tổ chức Đoàn khối trường học.

Sẽ thí điểm mô hình “Trường học hạnh phúc” trong năm học 2023-2024

Tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã đề ra, năm học 2023-2024, các cấp bộ Đoàn thanh niên khối trường học sẽ phấn đấu triển khai nhiều cách làm mới, giải pháp đột phá cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tập trung vào những vấn đề mà thanh niên quan tâm, phát huy được thế mạnh tuổi trẻ.
Các em học sinh Trường tiểu học Phúc Sơn, Yên Bái. Ảnh: baodantoc.vn

Xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" ở Yên Bái

Trước đây, việc đi học của học sinh ở Yên Bái gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân xuất phát từ nhận thức đến điều kiện sinh sống của người dân. Từ năm học 2021-2022, ngành giáo dục của tỉnh triển khai mô hình "Trường học hạnh phúc", nhiều đơn vị đã thực hiện các giải pháp, hướng đến mục tiêu "100% học sinh đều thích được đến lớp".
Cô giáo Mai Thị Bích Nguyện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Vũ (Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) hướng dẫn học sinh truy cập phần mềm giáo dục do cô và đồng nghiệp nghiên cứu.

Mô hình “Trường học hạnh phúc” ở An Vũ

Tự tìm tòi, nghiên cứu rồi bổ khuyết, hoàn thiện mô hình với tên gọi “Trường học hạnh phúc”, thầy và trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Vũ (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) trong gần 3 năm qua đã xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, có văn hóa để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.