Báo cáo sơ kết một năm thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc Phát biểu tại hội nghị” Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân cho biết, thời gian qua, trong ngành giáo dục xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực gây bức xúc, lo ngại và trăn trở trong dư luận xã hội tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục mà còn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh.
Từ năm 2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ đội ngũ nhà giáo và người lao động, nhằm bảo đảm điều kiện sống, việc làm và giúp họ trang bị năng lực ứng phó với những tình huống sư phạm ngày càng phức tạp, từ đó có thể xử lý một cách hiệu quả nhất.
"Trường học Hạnh phúc" - nâng cao hạnh phúc học đường và sức khỏe tinh thần cho học sinh Việt Nam
Trong đó, mô hình xây dựng “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” là dự án do UNESCO khởi xướng từ năm 2014 được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thành Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” với 18 tiêu chí áp dụng cho nhiều cấp học và loại hình giáo dục, cấp học khác nhau.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 2.362 trường, trong đó, có 1.275 trường mầm non, 520 trường tiểu học, 295 trường trung học cơ sở, 205 trường trung học phổ thông, 31 giáo dục thường xuyên và 36 giáo dục chuyên biệt.
Các em học sinh biểu diễn văn nghệ trong buổi sơ kết mô hình “Trường học hạnh phúc và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025”. |
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai có quy mô bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” tại 100% cơ sở giáo dục, chủ trương này đã nhận được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia các trường đại học, cao đẳng, học viện, đặc biệt là sự đồng thuận từ phụ huynh học sinh.
Sở vừa ban hành Kế hoạch thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn từ năm học 2024-2025 đến năm học 2025-2026.
Đất nước cần những “Thánh Gióng mới” để vươn mình phát triển
Theo đó, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện đề án trên tinh thần thực chất, hiệu quả bộ tiêu chí; nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; thực hiện tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện các công tác tuyên dương, khen thưởng và đẩy mạnh công tác truyền thông về thực hiện “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Sở cũng đề ra các nhóm giải pháp gồm: Xây dựng môi trường học đường hạnh phúc; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và nhân viên; tăng cường kết nối gia đình, nhà trường và xã hội; đẩy mạnh công nghệ và đổi mới quy trình quản lý và Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, một hệ thống giáo dục nhân văn và hạnh phúc chính là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Học tập trong hạnh phúc không có nghĩa là học ít hơn, mà là học với niềm yêu thích, sự tò mò, sáng tạo và sự trân trọng tri thức. Chính vì vậy, việc theo đuổi mô hình “Trường học hạnh phúc” phải gắn bó chặt chẽ với công cuộc đổi mới giáo dục.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị, ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy vai trò đi đầu, hoàn thiện các tiêu chí, tổ chức thêm các hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương khác về việc triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc”.