Tổng quan

Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục di sản thế giới bởi giá trị ngoại hạng về phương diện cảnh quan, thẩm mỹ. Tháng 12/2000, vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất - địa mạo. Gần 30 năm sau lần ghi danh đầu tiên, danh thắng nổi tiếng thế giới này một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cùng với quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng). Thêm một điểm nhấn trong năm 2024, Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) trao tặng bằng công nhận danh hiệu Di sản Địa chất quốc tế.

30 năm giữ danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long luôn thể hiện được tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với năm châu. Danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới của vịnh Hạ Long là niềm tự hào đồng thời cũng mang lại trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên quý giá của nhân loại.

Trọng tâm

30 năm - Một chặng đường Di sản Vịnh Hạ Long Chi tiết

Số liệu thống kê

1.553 km2 Diện tích của vịnh Hạ Long

1.969 hòn đảo Nằm trong vịnh Hạ Long

Năm 1962 Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia.

Năm 1994 Vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới về giá trị cảnh quan tự nhiên.

Năm 2011 Vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Năm 2023 Ủy ban Di sản thế giới đã phê duyệt mở rộng ranh giới di sản thế giới vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bà, trở thành Di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Năm 2024 Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) trao tặng bằng công nhận danh hiệu Di sản Địa chất quốc tế.

Các chuyên đề khác

+ Theo dõi
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

+ Theo dõi
Việt Nam-Malaysia
+ Theo dõi
Hà Nội
+ Theo dõi
Việt Nam-Ấn Độ
+ Theo dõi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
+ Theo dõi
Vĩ tuyến 17
back to top