Tổng quan

Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục di sản thế giới bởi giá trị ngoại hạng về phương diện cảnh quan, thẩm mỹ. Tháng 12/2000, vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất - địa mạo. Gần 30 năm sau lần ghi danh đầu tiên, danh thắng nổi tiếng thế giới này một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cùng với quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng). 30 năm giữ danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long luôn thể hiện được tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với năm châu. 

Trọng tâm

30 năm - Một chặng đường Di sản Vịnh Hạ Long Chi tiết

Số liệu thống kê

1.553 km2 Diện tích của vịnh Hạ Long

1.969 hòn đảo Nằm trong vịnh Hạ Long

Năm 1962 Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia.

Năm 1994 Vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới về giá trị cảnh quan tự nhiên.

Năm 2011 Vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Năm 2023 Ủy ban Di sản thế giới đã phê duyệt mở rộng ranh giới di sản thế giới vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bà, trở thành Di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Năm 2024 Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) trao tặng bằng công nhận danh hiệu Di sản Địa chất quốc tế.

Các chuyên đề khác

+ Theo dõi
Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ
+ Theo dõi
Nghị quyết 18: Tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả
+ Theo dõi
Nghị quyết 57: Đột phá phát triển khoa học công nghệ
back to top