Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).
Ngày 6/11, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Lễ bàn giao cho tỉnh Tiền Giang công trình cống âu Nguyễn Tấn Thành thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Ngày 25/10, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có Công điện số 13/CĐ-TL-ATĐ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương từ Thanh Hóa đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên… về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng, thiếu nước sinh hoạt do mưa lớn ảnh hưởng của bão số 6 (TRAMI).
Từ chiều tối 8/9, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.
Mặc dù thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, song nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chủ động, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ đó, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác ở khu vực này không ngừng gia tăng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế-xã hội phát triển.
Trong những tháng mùa khô, một số khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thường thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước trữ từ các hồ thủy điện, cung ứng cho các hồ thủy lợi đủ để điều tiết phục vụ sản xuất và ổn định sinh hoạt cho người dân.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh trực tiếp, nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hoặc mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt ở miền trung gây ra nhiều thảm họa hơn… Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Tại Sóc Trăng, vụ đông xuân muộn, nông dân sản xuất ngoài kế hoạch của ngành nông nghiệp khoảng 6.000ha. Đến ngày 27/3, ngành chức năng ghi nhận đã có hơn 1.000ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 847/QĐ-TTg, ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011-2022), huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo toàn diện đời sống nhân dân, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Theo báo cáo công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2023-2024 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện cả 2 đợt là 2,78 tỷ m3, thấp hơn khoảng 0,72 tỷ m3 so với tổng lượng nước xả dự kiến (3,5 tỷ m3).
Những năm qua, trên địa bàn cả nước, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng chục nghìn vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với nhiều hình thức khác nhau. Những hành vi vi phạm đang không chỉ làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến khả năng tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà còn trực tiếp đe dọa an toàn công trình thủy lợi.
Việc chuyển đổi từ cơ chế thủy lợi phí sang cơ chế giá phù hợp với tình hình ngày càng phát triển của xã hội, song đây vẫn là nội dung mới trong lĩnh vực thủy lợi, đòi hỏi phải có thời gian tiếp cận với cơ chế giá để triển khai thực hiện, đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm khả thi, hiệu quả khi áp dụng.
Ngày 21/12, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Từ đổi mới cách làm cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay tỉnh vùng cao Hà Giang đã có một đơn vị cấp huyện và 48 xã về đích nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo và đời sống của người dân vùng cao.
Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai trên địa bàn cả nước ngày càng được củng cố, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường cũng như phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Nhất là nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai được áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp…
Biến đổi khí hậu, khai thác nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại đang khiến các vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng gia tăng, khó lường hơn. Những thách thức này đòi hỏi lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai cần đẩy nhanh áp dụng khoa học-công nghệ nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đó đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Sau nhiều năm đưa vào vận hành, khai thác, hơn 350 hồ, đập thủy lợi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã, đang xuống cấp, hư hỏng nặng do thiếu kinh phí để nâng cấp, sửa chữa.
Ngày 3/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo toàn quốc về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi-phòng, chống thiên tai.
Ngày 5/7, đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt đề xuất dự án “Nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định thích ứng biến đổi khí hậu”, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 3.000 tỷ đồng.
Sau hơn một năm vận hành, hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé (thuộc hai huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) cơ bản đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ổn định nguồn nước, phục vụ tốt các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, ngọt lợ luân phiên mặn, lợ.
Nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến mực nước tại các hồ chứa tại tỉnh Điện Biên xuống thấp hơn bình thường từ 0,37-10,25m. Ứng phó thực tế này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên đã yêu cầu các đơn vị phải quản lý, vận hành tối đa công suất các hồ chứa, bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp…