Năm 2023, Cục Thủy lợi đã chủ động tham mưu, phối hợp đơn vị thuộc bộ hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống thiên tai, thủy lợi quốc gia; trình phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch; nhận định dài hạn và dự báo tình hình nguồn nước để chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; quy trình hóa chỉ đạo sản xuất; số hóa bản đồ; thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy lợi…
Vụ hè thu, xảy ra 4 đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với cường độ mưa trung bình từ 50 đến 150mm/24 giờ gây ngập lụt, úng, lúc điểm cao nhất có khoảng 34.640ha bị ảnh hưởng.
Cục phó Thủy lợi Lương Văn Anh
Đến hết tháng 12/2023, trên cơ sở dự báo tình hình nguồn nước, mưa, lũ, với việc chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi hợp lý, ước diện tích lúa được tưới năm trong năm là 6,889 triệu ha. Trong đó, vụ đông xuân 2,870 triệu ha, hè thu 1,80 triệu ha, mùa 1,455 triệu ha và thu đông 698 ngàn ha.
Cục phó Thủy lợi Lương Văn Anh cho biết: “Vụ hè thu, xảy ra 4 đợt mưa lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với cường độ mưa trung bình từ 50 đến 150mm/24 giờ gây ngập lụt, úng, lúc điểm cao nhất có khoảng 34.640ha bị ảnh hưởng. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã tích cực vận hành công trình thủy lợi tiêu úng và không để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp”.
Cục Thủy lợi cũng thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, mưa lũ, mực nước, dung tích các hồ chứa và xả tràn các hồ chứa có cửa van; tổ chức trực ban, tổng hợp tình hình an toàn hồ chứa, báo cáo theo quy định.
Đến hết tháng 12/2023, trên cơ sở dự báo tình hình nguồn nước, mưa, lũ, với việc chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi hợp lý, ước diện tích lúa được tưới trong năm là 6,889 triệu ha.
Rà soát hiện trạng của 6.750 đập, hồ chứa thủy lợi tại 45 địa phương. Đặc biệt là danh mục 337 đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, lũ; các công trình đập, hồ chứa nước sửa chữa nâng cấp phục vụ công tác phòng, chống thiên tai bảo đảm an toàn đập, hạ du hồ chứa.
Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp về duy trì tính bền vững kết quả của Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn là 57% (tăng 3% so với năm 2022).
Lĩnh vực chuyển đổi số, Cục Thủy lợi đã xây dựng bản đồ trực tuyến cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng cho các khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá hiệu quả của công trình thủy lợi.
Thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn là 57%.
Xây dựng mã định danh phục vụ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu công trình thủy lợi; xây dựng cơ sở dữ liệu thủy lợi; ứng dụng các mô hình dự báo quản lý hạn hán, xâm nhập mặn; xây dựng hệ thống quản lý vận hành các hồ chứa theo thời gian thực và các công nghệ phần mềm dự báo tiến tiến…
Cũng theo Cục phó Thủy lợi Lương Văn Anh, năm 2024, Cục Thủy lợi đề ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung rà soát, lập hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủy lợi; đánh giá kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án An ninh nguồn nước và An toàn đập, hồ chứa nước; Tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy lợi phù hợp các quy định mới của pháp luật về quản lý an toàn đập; rà soát việc phân cấp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi; chỉ đạo các địa phương tăng cường năng lực cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi bảo đảm an toàn trong mùa mưa, lũ; rà soát danh mục đập, hồ chứa nước xuống cấp; danh mục các hồ chứa phải lập quy trình bảo trì; xây dựng kế hoạch thực hiện, khắc phục tình trạng công trình bị xuống cấp, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập.
Đồng thời chỉ đạo xây dựng, cập nhật quy trình vận hành hồ chứa gắn với an toàn hạ du; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du; kiểm định an toàn đập. Rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ thực tế của các hồ chứa thủy lợi lớn và đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du.
Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, khí tượng thủy văn, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ tham mưu chỉ đạo, điều hành triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phòng, chống ngập lụt, úng ở khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ; ngập lũ nội đồng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.