Hiện trường vụ không kích nhằm vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, Liban. (Ảnh REUTERS)

Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn về xung đột Israel-Hezbollah

Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp sau vụ Israel tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Liban. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp kêu gọi tất cả các bên tránh để xảy ra một cuộc xung đột khu vực lớn, kéo theo hậu quả tàn khốc cho tất cả mọi người, nhất là dân thường.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chặng đường gian nan với chính phủ mới của Pháp

Một ngày sau khi Thủ tướng Michel Barnier công bố thành phần chính phủ với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu, chính phủ mới của Pháp đã đối mặt thách thức nghiêm trọng khi các mối đe dọa "bất tín nhiệm" tại Quốc hội ngày càng tăng. Không chỉ bị các đảng phái đối lập phản đối, chính phủ mới của Thủ tướng Barnier cũng chịu áp lực lớn về việc giải quyết tình hình tài chính bấp bênh của Pháp.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại lễ nhậm chức ở Paris ngày 5/9/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thách thức mới của Thủ tướng Pháp

Tân Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ mới của Pháp đang đối mặt một loạt thách thức, mà nổi cộm trong đó là sự chia rẽ về chính trị và khó khăn tài chính. Là một chính trị gia kỳ cựu với kinh nghiệm dạn dày trên chính trường Pháp và châu Âu, ông Michel Barnier được lãnh đạo các nước châu Âu tin tưởng rằng sẽ lèo lái nước Pháp bước qua giai đoạn sóng gió này.
Theo nghiên cứu, điện thoại thông minh gây ra nhiều tác động có hại đến trẻ em: gây mất tập trung trong học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh, nguy cơ trở thành một phương tiện gây quấy rối trên mạng. (Ảnh: TF1)

Pháp cấm sử dụng điện thoại thông minh trong nhà trường kể từ năm học mới

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những học sinh sử dụng điện thoại nhiều sẽ có kết quả học tập kém hơn. Do đó bắt đầu từ năm học tới, giống một số quốc gia châu Âu khác như Italia, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha hay Hà Lan, Pháp cũng ban hành quy định cấm sử dụng điện thoại di động thông minh trong phạm vi trường học.
3.000 người phải sơ tán trong trận hỏa hoạn tối 18/8 tại khu cắm trại Canet-en-Roussillon (Pháp). (Ảnh: France3)

Nhiều người bị thương do hai vụ cháy rừng ở Pháp

Tại thị trấn Canet-en-Roussillon ở miền nam nước Pháp, ngay sát biên giới Tây Ban Nha, một trận hỏa hoạn đã bùng phát trong đêm chủ nhật (18/8), theo giờ địa phương, khiến ít nhất 11 người bị thương và hơn 3.000 người phải sơ tán ngay trong đêm. Khoảng 350 héc-ta rừng cũng bị thiêu trụi trong một vụ khác ở phía nam.
Biếm họa: THIAGO LUCAS

Bất ngờ lớn trên chính trường Pháp

Vòng hai của cuộc bầu cử sớm tại Pháp đã chứng kiến một bất ngờ lớn, khi liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) giành chiến thắng trước phe cực hữu và trở thành lực lượng lớn nhất trong quốc hội mới. Tuy nhiên, việc không có lực lượng nào giành được thế đa số tuyệt đối trong cơ quan lập pháp khiến tiến trình thành lập chính phủ mới của Pháp dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đại diện các đảng phái đến Quốc hội ngày 9/7. (Ảnh: LE MONDE)

Nước Pháp rơi vào tình trạng rối ren

Hai ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội mới, chính trường Pháp đang bước vào giai đoạn rất kịch tính và nhiều sóng gió. Quốc hội mới có ba khối lớn với tương quan lực lượng khá ngang nhau nhưng trái ngược về quan điểm, không dễ dàng tìm ra sự đồng thuận. Vì vậy, thành lập chính phủ mới là bài toán nan giải, có thể khiến nước Pháp rơi vào tình trạng bất ổn hơn.
Không có liên minh nào giành được đa số quá bán để có thể đề cử đại diện làm thủ tướng. Chính trường Pháp sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. (Nguồn: Ảnh chụp từ màn hình kênh TF1)

Cú lội ngược dòng của lực lượng cánh tả tại Pháp

Vòng 2 cuộc bầu cử Quốc hội sớm tại Pháp đã có sự đảo chiều bất ngờ, khi khối chính trị dẫn đầu không phải là đảng Tập hợp Quốc gia (RN) và các đồng minh, mà là liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP). Thắng lợi này đã đưa NFP trở thành lực lượng chính trị lớn nhất, trong khi phe cực hữu không còn cơ hội nắm chính phủ. Tuy nhiên, với 3 khối có số ghế không chênh nhau quá nhiều trong cơ quan lập pháp, chính trường Pháp lộ rõ sự phân cực và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó đoán định.
Không có liên minh nào giành được đa số quá bán để có thể đề cử đại diện làm thủ tướng. Chính trường Pháp sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. (Nguồn: Ảnh chụp từ màn hình kênh TF1)

Bầu cử vòng 2 Quốc hội Pháp: Sự trỗi dậy của phe cánh tả

Theo kết quả sơ bộ từ Bộ Nội vụ Pháp, bất ngờ đã xảy ra tại vòng 2 bầu cử Quốc hội mới ở Pháp khi liên minh cánh tả về đầu, khôi phục sự ảnh hưởng quan trọng trên chính trường Pháp. Trong khi đó, bước đột phá của phe cựu hữu ở vòng 1 bị chặn đứng vì chỉ xếp thứ 3, sau liên minh cầm quyền.
Cử tri đi bỏ phiếu ở thành phố Joinville-le-Pont, ngoại ô Paris. (Ảnh: MINH DUY)

Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử

Từ 8 giờ sáng 30/6, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội vòng 1. Theo Bộ Nội vụ Pháp, tỷ lệ đi bầu lên tới 25,90% vào trưa cùng ngày, cao hơn nhiều so với năm 2022 (18,43%) và các lần trước. Tỷ lệ đi bầu ở mức rất cao như dự báo trong bối cảnh rất đáng lo ngại rằng đảng cựu hữu Mặt trận Quốc gia (RN) có thể giành được đa số phiếu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Colleville-sur-Mer, Pháp, ngày 6/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cuộc đua khó đoán định

Sau quyết định đầy bất ngờ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ðất nước hình lục lăng chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức sớm tới ba năm. Kể cả khi cuộc đua giữa các đảng đang ở giai đoạn nước rút, kết quả bỏ phiếu, cũng như diễn biến trên chính trường Pháp thời gian tới, vẫn khó đoán định.