Từ ngày 27/10 đến ngày 5/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà sưu tập đã tập hợp tranh trưng bày tưởng nhớ cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ nhân 49 ngày ông mất.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang đã khai mạc tối 5/10 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện trưng bày tranh về Hoàng Thành và cảnh non sông, di sản văn hóa Hà Nội mang tên "Dấu thiêng" của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang.
Tự nhận là chỉ chú tâm vào công việc vẽ tranh, ít giao tiếp xã hội, nhưng họa sĩ Hùng Khuynh đã khiến người xem ngạc nhiên khi giới thiệu triển lãm cá nhân với 50 bức sơn mài hầu hết là khổ lớn, với một “tinh thần lễ hội” tràn ngập thông qua những sắc màu rực rỡ, lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống Việt Nam.
Với công chúng yêu hội họa, đặc biệt là nghệ thuật sơn mài Việt Nam, cái tên Chu Nhật Quang (trong ảnh) còn khá mới mẻ nhưng đã và đang ghi dấu ấn tốt đẹp. Chàng trai 9x từng đi theo con đường thiết kế, giảng dạy, nhưng rồi tình yêu với quê hương nguồn cội và khát khao tôn vinh văn hóa dân tộc đã khiến anh “quay lại với sơn mài như một lẽ tất yếu”.
Nổi tiếng với những tác phẩm tranh sơn mài mang phong cách riêng độc đáo, luôn tìm tòi và thể nghiệm những hướng đi, họa sĩ Văn Chiến vừa ra mắt loạt tác phẩm mới sáng tác của ông tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm; 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến” tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hà Nội), diễn ra từ ngày 20-25/4.
Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, có nhiều sản phẩm trang trí, đồ lưu niệm hấp dẫn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, nhiều người chuyển sang làm sơn mài "công nghiệp" bằng cách thay chất liệu, rút bớt công đoạn. Tuy nhiên, nghệ nhân Vũ Huy Mến vẫn kiên trì gìn giữ sơn mài truyền thống, sử dụng sơn ta và giữ vững các công đoạn, bởi với ông, chính việc gìn giữ nét đẹp truyền thống này mới thật sự tạo tương lai cho làng nghề.
Họa sĩ Văn Dương Thành cho biết, đầu năm mới, bà khai bút với những bức tranh sơn dầu và sơn mài cỡ lớn về những hang động kỳ thú ở Quảng Bình và Ninh Bình, cùng chùm tranh đình chùa và hình tượng rồng thời Lý.
Vốn lừng lẫy trong lĩnh vực điêu khắc, tượng đài, nay nhà điêu khắc lão thành Tạ Quang Bạo trở lại sau những cơn bạo bệnh bằng một triển lãm tranh sơn mài rực rỡ sắc màu, tươi tắn và đầy sức sống, đầy năng lượng như cách ông “gửi mình” vào nghệ thuật. Triển lãm hiện đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Những mảng chạm của điêu khắc đình làng cổ Bắc Bộ là kho tàng nghệ thuật vô giá được tạo nên bởi nhiều thế hệ nghệ nhân và trong nhiều năm qua là đề tài của các nhà nghiên cứu cũng như nguồn chất liệu để kế thừa, phát triển trong không ít tác phẩm hội họa, trong đó có kiệt tác sơn mài Múa cổ của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
Triển lãm “MetaReverse - Tái sinh” ghi dấu ấn hành trình đổi thay và đến với hội họa của họa sĩ CAT - Đào Anh Thơ đã chính thức mở cửa tại Lunet Art Galerie, 63-65 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, với những bức vẽ lộng lẫy, ẩn chứa nhiều thông điệp và năng lượng sáng tạo, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách tham quan.
Các tác phẩm nổi bật và cuốn sách về nghệ thuật của họa sĩ Phùng Phẩm sẽ được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm diễn ra tại Thang Long Art Gallery, 41 Hàng Gai, Hà Nội, từ ngày 10-28/10. Trong đó, có những tác phẩm hầu như chưa từng được trưng bày rộng rãi trước đây.
Đào Anh Thơ, con gái của họa sĩ Đào Anh Khánh, vốn đang làm việc trong ngành tài chính, và hoàn toàn không liên quan gì đến nghệ thuật, sau một cú sốc về tinh thần bỗng nhiên cầm bút và vẽ. Những bức vẽ của Đào Anh Thơ, với nghệ danh là CAT (chữ A nằm ngang) thực sự đã khiến người xem và cả người cha lừng lẫy của mình phải kinh ngạc.
Ngày 9/8, tại Hà Nội, dự án Moon n Sun – “Chạm đến ước mơ” được tổ chức, lan tỏa tới công chúng khát vọng đưa tinh hoa bản sắc Việt lên sản phẩm quà tặng sáng tạo trong mùa Trung thu năm nay.
“Gọi mùa” là chủ đề của triển lãm tranh sơn mài đang diễn ra và kéo dài đến ngày 7/8 tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội). Triển lãm giới thiệu 32 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ sáng tác trong hơn 3 năm qua.
Triển lãm mang tên “Vân du” với các tác phẩm sơn mài của họa sĩ Trần Tuấn Long về tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ diễn ra tại tại Trung tâm Nghệ thuật Thành Đông Babeeni, đường Trường Chinh, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương vào chiều 8/3 tới.
Triển lãm tranh sơn mài, sơn dầu của 5 họa sĩ Nguyễn Văn Cường, Phạm Hồng Phương, Nguyễn Hải Nam, Bùi Trọng Dư, Khổng Đỗ Duy sẽ chính thức mở cửa vào ngày 17/12, với những bức tranh mang sắc màu của mùa xuân, cũng như phong cảnh đất nước, hay thời khắc giao mùa...
Diễn ra từ 28/11 đến 4/12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức là bước mở đầu, hành trình khẳng định thương hiệu “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” trên thị trường thủ công mỹ nghệ quốc tế, hoạt động nằm trong Đề án quảng bá thương hiệu quốc gia lĩnh vực mỹ thuật đã được Thủ tướng phê duyệt.