Một góc không gian triển lãm "Ngày rộng".

Đối thoại với “Ngày rộng” để thêm yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống

Những ngày này, đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), người yêu hội họa sẽ được đắm chìm trong không gian đa sắc của triển lãm “Ngày rộng” lần thứ 4, để được hướng tâm hồn mình ra thế giới chung quanh bằng xúc cảm trong trẻo, trìu mến.
Người xem triển lãm trải nghiệm màn hình tương tác.

Lần đầu giới thiệu kiệt tác nghệ thuật châu Âu qua triển lãm số đầu tiên

Lần đầu tiên, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu bộ sưu tập kiệt tác mỹ thuật của Hungary và châu Âu thông qua triển lãm số với màn hình tương tác. Đây là triển lãm do Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, nhân dịp Hungary đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Mozambique tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Mozambique tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Mozambique và Phu nhân, sau lễ đón chính thức, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và bà Isaura Ferrao Nyusi, Phu nhân Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi đã tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (tại Thủ đô Hà Nội).
Các đại biểu tham dự triển lãm. (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Triển lãm tác phẩm của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm "Tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước năm 2022" đã chính thức khai mạc với 47 tác phẩm, cụm tác phẩm. Đây là hoạt động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhằm chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Tác phẩm "Ở hang" của họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Những dấu ấn của danh họa Trần Văn Cẩn qua sách và tác phẩm âm nhạc về “Em Thúy”

Công chúng sẽ được tiếp cận nhiều hơn với các tác phẩm của danh họa Trần Văn Cẩn thông qua cuốn sách “Trần Văn Cẩn - Tác phẩm chọn lọc trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu, và bản nhạc về "Em Thúy" do tác giả Paul Zetter tặng lại Bảo tàng.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borell Fontelles cùng các đại biểu tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

[Ảnh] Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu tìm hiểu về hội họa và thưởng thức cà-phê Việt Nam

Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 30/7, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borell Fontelles cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) và thưởng thức cà-phê Việt Nam.
Phòng tranh của họa sĩ Phạm Luận.

Gần 60 bức tranh chân dung đặc sắc được trưng bày tại triển lãm “Phạm Luận - Chân dung”

Để kỷ niệm tuổi 70 của mình, đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024, họa sĩ Phạm Luận đã trình làng triển lãm tranh cá nhân thứ 24 mang tên “Phạm Luận - Chân dung”. Triển lãm trưng bày gần 60 bức tranh chân dung đặc sắc như một món quà đặc biệt gửi đến công chúng yêu hội họa, đồng thời ghi dấu một nét mới trong hội họa của Phạm Luận ở thể loại tranh chân dung.
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp "Đất nước tôi" qua tranh tĩnh và động

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023), hơn 80 tác phẩm hội họa đặc sắc về phong cảnh Việt Nam được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tuyển chọn và giới thiệu tại triển lãm chuyên đề "Đất nước tôi". Đặc biệt, công nghệ đồ họa chuyển động lần đầu tiên được kết hợp trong trưng bày, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho người xem.
Họa sĩ Đặng Thị Khuê trao cho Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh những tư liệu về họa sĩ Nguyễn Sáng.

Nguyễn Sáng - Danh họa yêu Hà Nội đến hơi thở cuối cùng

Họa sĩ Nguyễn Sáng, một con người có sự nghiệp lẫy lừng trong nền hội họa Việt Nam, một trong hai bộ tứ huyền thoại của mỹ thuật Đông Dương “Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”, yêu Hà Nội đến hơi thở cuối cùng, và cũng là người cô đơn đến hơi thở cuối cùng. Những câu chuyện về ông đã được hai họa sĩ thế hệ sau là Đặng Thị Khuê và Lương Xuân Đoàn chia sẻ trong buổi Art Talk của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel và cùng thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều 4/5, sau khi dự lễ đón, hội đàm, chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác và gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cùng thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm của họa sĩ David Thomas tại triển lãm.

Người họa sĩ cựu binh Mỹ lấy nghệ thuật làm cầu nối và chữa lành

Tham chiến ở Việt Nam, nhiễm chất độc da cam và mang trong mình căn bệnh nan y, họa sĩ, cựu binh Mỹ David Thomas đã dùng hội họa để làm cầu nối nghệ thuật với các họa sĩ Việt Nam, để chữa lành những vết thương trong tâm hồn. Triển lãm ở Việt Nam của ông giống như một chuyến trở về nhà, trong vòng tay của bạn bè hơn là một chuyến đi.
Phải bắt đầu từ tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp

Phải bắt đầu từ tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp

Một vài năm trở lại đây, các tác phẩm mỹ thuật được trưng dụng như điểm nhấn thưởng lãm tại nhiều sự kiện của doanh nghiệp trong nước, bên cạnh việc sử dụng nhằm quảng bá thương hiệu dưới đa dạng hình thức. Nhìn từ góc độ xã hội, việc làm này góp phần giới thiệu, đưa thông tin về mỹ thuật trong nước đến với ngày càng đông đảo công chúng. Nhưng nhìn từ góc độ văn hóa, có không ít khía cạnh cần phải xem xét, cân nhắc thấu đáo nhằm tránh dẫn đến lối hiểu sai lệch về nghệ thuật và thẩm mỹ dân tộc. Nhân Dân hằng tháng có cuộc trao đổi với giám tuyển Ace Lê (ảnh bên) chung quanh chủ đề này.

Những bảo tàng tâm hồn

Hà Nội là mảnh đất lưu giữ nhiều ký ức của đất nước, dân tộc ta. Dường như, mọi bảo tàng của các lĩnh vực như lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, xã hội đều có ở Hà Nội. Dân tộc ta mang nhiều ký ức bởi chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những bảo tàng vì thế mà cũng cất trong lòng mình rất nhiều giá trị vật thể và phi vật thể.