Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cuối tháng 9 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati), kèm theo điều kiện giá sàn xuất khẩu là 490 USD/tấn. Quyết định này sẽ có tác động lên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng thời gian tới.
Nhằm khắc phục những nhược điểm và khó khăn của diện tích đất trồng lúa như điều kiện tưới tiêu, địa hình không bằng phẳng, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn thực hiện hiệu quả, qua đó, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Góp phần tạo sự ổn định bền vững trong sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai các mô hình sản xuất theo hướng thuận tự nhiên, nổi bật là mô hình lúa-tôm.
Tiêu thụ phân bón ở Việt Nam khoảng 10 triệu tấn mỗi năm, trong đó phân bón vô cơ chiếm 75-80%. Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Đây là một trong những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Khởi động dự án phân bón đúng”, tổ chức ngày 9/4, tại Hà Nội.
Lấy nước gieo cấy lúa ở vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ trong vụ đông xuân 2023-2024 được đánh giá là thuận lợi bởi trước lịch lấy nước đợt một khu vực này có mưa nhiều ngày và các địa phương ven biển lợi dụng thủy triều cao vận hành lấy nước khi điều kiện độ mặn cho phép. Chính vì vậy, thời gian lấy nước sau hai đợt đã rút ngắn được hai ngày so với kế hoạch và dự kiến tiết kiệm hàng trăm triệu m3 nước cho các hồ thủy điện.
Năm 2023, giá lúa tăng cao giúp người trồng lúa tỉnh Tiền Giang có lợi nhuận khá, tích cực đầu tư quay vòng sản xuất. Thu hoạch lúa xong là tiến hành cày ải, làm đất và xuống giống ngay. Thậm chí, nhiều người không còn quan tâm đang sản xuất vụ nào trong năm...
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nguồn nước sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn đang được nhiều địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Việc chuyển đổi này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Thời gian qua, nông dân nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quan tâm triển khai canh tác lúa thân thiện với môi trường. Sản xuất theo phương thức này góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa, tái tạo đất hướng đến nền nông nghiệp sinh thái trong thời gian tới.
Suốt bao đời người dân xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, Hà Nội) gắn bó với cây lúa. Để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, anh Bùi Văn Khá đã quyết tâm đưa cây hoa về trồng trên quê hương mình. Nhờ kiên trì, ham học hỏi, anh Khá đã trở thành một “tỷ phú hoa” và giúp nhiều người dân Đồng Tháp đổi đời từ trồng hoa.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa chỉ được người dân canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại ba huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Để khắc phục tình trạng trên, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei.
Vụ lúa năm 2023 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vụ sản xuất thắng lợi kép do năng suất lúa tăng, giá lúa cao, đầu ra ổn định nên thu nhập của nông dân tăng lên.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn thử nghiệm, thay thế những cây trồng năng suất thấp bằng giống mới, xây dựng mô hình chuyên sâu trong trồng trọt, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn thổi luồng gió mới, tạo động lực phát triển cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.
Trong những ngày gần đây, giá gạo tăng rất cao, đây là tín hiệu vui. Cùng với đó, việc một số quốc gia đang cấm xuất khẩu gạo cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với gạo Việt.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, các hộ dân ở tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây đang thực hiện việc tích tụ ruộng đất có quy mô đủ lớn để tập trung đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất lúa chất lượng và lúa hàng hóa. Hướng đi này bước đầu giúp nhiều hộ dân trồng lúa làm ăn có lãi, góp phần nâng cao thu nhập người dân và xây dựng nông thôn mới.
Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, đây là hướng đi mới với nhiều thách thức đang đặt ra trên các khía cạnh như: đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và huy động vốn đầu tư…
Đến Lai Châu để chinh phục những đỉnh núi như Pu Si Lung, Pu Ta Leng, Tả Liên Sơn, Ky Quan San, Phàn Liên San, Pơ Ma Lung... mỗi mùa trekking (leo núi) hằng năm là trải nghiệm rất hấp dẫn khách du lịch mê khám phá.
Sản xuất lúa theo quy mô lớn qua việc tích tụ ruộng bằng việc thuê, mượn đất thời gian gần đây ở Thái Bình đang được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Để tăng lợi nhuận trên từng đơn vị diện tích trồng lúa, nông dân vùng Đồng Tháp Mười ở tỉnh Long An liên kết với nhau thực hiện mô hình "trồng lúa không dấu chân"… Theo đó, khâu làm đất, thu hoạch được cơ giới hóa; khâu gieo giống, bón phân và phun các chế phẩm bảo vệ thực vật ứng dụng công nghệ 4.0 từ thiết bị bay không người lái.
Đất nông nghiệp bị bỏ hoang vừa ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng, an ninh lương thực, vừa gây lãng phí tài nguyên. Đến nay, thành phố vẫn còn hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn 4.000ha đất canh tác không hiệu quả, chỉ làm một vụ hoặc canh tác mang tính tận dụng. Như huyện Thanh Oai có hơn 100ha, huyện Ứng Hòa khoảng 400ha, huyện Mê Linh hơn 100ha…
Ngày 17/11, khu dân cư tiêu biểu thôn Ngọc Phong (xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) tổ chức kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến dự có đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương.
Trước xu hướng tiêu dùng ngày càng cao của thị trường, nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng bộ tiêu chuẩn SRP trong sản xuất lúa gạo. Việc sản xuất theo bộ tiêu chuẩn này đã tạo được nguồn nông sản sạch, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu lúa gạo trên thị trường.
Sáng 11/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.