Trong hai năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh-sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tính trung bình, tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng mỗi năm lên tới hơn 2.500 tỷ đồng.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành với đề xuất của Chính phủ việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.
Theo Quyết định số 7823/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký, một số doanh nghiệp sẽ được lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023.
Thời gian gần đây, một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đã được phát hiện ở nhiều địa phương. Cơ quan bảo hiểm xã hội cảnh báo về 4 hình thức hình thức lạm dụng, trục lợi các quỹ bảo hiểm.
Những năm qua, vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa quan tâm, không đóng bảo hiểm cho người lao động, thiếu chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, chưa tuân thủ pháp luật về an toàn lao động.
Ngày 15/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Long An tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với hơn 300 công nhân, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn trên địa bàn tỉnh Long An.
Mục tiêu của Bảo hiểm xã hội (BHXH) là bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân. Ðể hạn chế tình trạng người lao động rút BHXH một lần, cần phải có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm cho họ có đủ nguồn lực tài chính để trang trải các chi phí sinh hoạt và có tích lũy để phòng khi rủi ro.
Vấn đề tăng tuổi lao động dẫn đến tăng tuổi nghỉ hưu tương ứng đang đặt ra áp lực lớn cho bộ phận lao động trực tiếp, lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), Chính phủ trình Quốc hội có một số nội dung thay đổi lớn. Trong đó, có quy định về việc giảm số năm tối thiểu đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm, đang được dư luận xã hội, nhất là lực lượng công nhân lao động, đối tượng thụ hưởng chính sách trực tiếp quan tâm.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời chia sẻ, hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất bảo đảm quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Trong tám tháng năm 2023, các chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, để đạt nhiệm vụ được giao, nhất là công tác thu và phát triển đối tượng tham gia chính sách, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt “chạy nước rút” trong bốn tháng cuối năm.
Dịch vụ đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến hiện nay giúp người dân bớt nhiều thời gian, chi phí đi lại. Thủ tục đăng ký đóng, nộp khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận tiện, nhanh chóng cho người tham gia. Đến nay, có hơn 3.100 trường hợp đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ tiêu năm 2023. Có 136 chỉ tiêu trình độ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Đến hết tháng 8/2023, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã thu hút gần 1,5 triệu người tham gia. Hiện nay, sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 231.000 đồng/tháng với người thuộc hộ nghèo, 247.000 đồng/tháng với người thuộc hộ cận nghèo và 297.000 đồng/tháng với đối tượng khác.
Trong tháng 9 năm nay, Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 8 tháng đầu năm, ước tính, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 91,5 triệu người; tăng hơn 4,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2022. Độ bao phủ bảo hiểm y tế ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm 2022, nên có thể đạt 93% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm nay.
Bảo hiểm xã hội các địa phương tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh thông tin nhân thân đối với người đang hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý để đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế căn cứ trên căn cước công dân.
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế-xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều lao động nghỉ việc, giãn việc, mất việc làm đã gây áp lực lớn tới hệ thống an sinh xã hội...
Vào đầu năm học mới, một điểm cần lưu ý với học sinh-sinh viên là cần tham gia bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền lợi chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Các em theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc tại trường đang theo học, không tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Trong 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội” (gọi tắt là Nghị quyết 28), các cấp ủy, chính quyền, ngành ở Quảng Bình đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả. Nhờ đó các chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng khẳng định được vai trò trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta.
Thời gian tới, bảo hiểm xã hội các cấp tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tại cấp xã để kiện toàn, sớm ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo nhiệm vụ tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP .
Trong năm học mới 2023-2024, học sinh-sinh viên chỉ phải đóng bảo hiểm y tế cao nhất là 680 nghìn đồng cho thời gian 12 tháng. So với tổng mức thực đóng bảo hiểm y tế là 972 nghìn đồng, số tiền đóng bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng này đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 290 nghìn đồng/em mỗi năm.
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam triển khai kịp thời các quy định về cải cách thủ tục hành chính theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hiện nay, toàn quốc đã có khoảng 62% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị. Tỷ lệ này tăng 1% so với năm 2022, về đích sớm 3 năm so với mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao là 60% đến năm 2025.
Mới đây, trong góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động. Tuy nhiên, VCCI cũng đề xuất không nên tăng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội lên mức 27% mà giảm xuống còn 20% do lo ngại mức đóng cao hơn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua gần 9 tháng triển khai, bảo hiểm xã hội các địa phương đã tiếp nhận và giải quyết hơn 75 nghìn hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và khoảng 2.100 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí. Các hồ sơ này được thực hiện qua 2 nhóm dịch vụ công liên thông: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng.
Đề xuất giảm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm để hưởng lương hưu trong Dự thảo Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận vào sáng nay nhận được sự quan tâm, đồng tình của nhiều người lao động.