Từ thực tế gần đây ở nhiều nơi cho thấy, diện tích rừng tự nhiên suy giảm và cùng với tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu đã làm sụt giảm sự đa dạng sinh học và môi trường, xói mòn đất, gây nên các hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất. Vì thế, cần kịp thời có giải pháp nâng cao chất lượng rừng và thay đổi phương thức trồng rừng để giảm nguy cơ xói mòn và sạt lở đất.
Dù đã bước sang trung tuần tháng 8, nhưng miền trung nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng vẫn trong cao điểm của mùa nắng nóng, cháy rừng đã xảy ra ở nhiều nơi. Ðể bảo vệ an toàn những cánh rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các lực lượng, địa phương huy động toàn bộ số lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó kịp thời nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Chiều 9/8, tại khu vực Núi Bàng, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xảy ra cháy rừng bạch đàn, keo và thông. Ngay sau khi nhận được tin báo, các lực lượng liên quan cùng chính quyền địa phương nỗ lực dập lửa cứu rừng.
Nghệ An là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chế biến gỗ đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp Nghệ An còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức để phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, gia tăng diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
Biến đổi khí hậu cực đoan đã và đang buộc các quốc gia phải có những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là điều kiện cho sự ra đời của việc thay đổi nhiên liệu dùng làm chất đốt, thay thế nguồn năng lượng gia tăng phát thải nhà kính, trong đó viên nén và dăm gỗ là thị trường nhiều tiềm năng. Điều này buộc các doanh nghiệp ngành gỗ phải lựa chọn để phát triển bền vững…
Phát triển rừng bền vững lưu vực đầu nguồn với chủ thể là các chủ rừng đang là vấn đề sống còn trong quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Cu Ðê thuộc địa giới hành chính thành phố Ðà Nẵng. Ðể thúc đẩy và tạo điều kiện cho người dân tiếp tục chung tay hành động, thành phố cần có thêm những biện pháp mạnh mẽ hơn.
Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đã ký Quyết định 816/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023. Theo đó, diện tích rừng toàn quốc đạt 14,86 triệu ha, tỉnh có diện tích rừng lớn nhất là Nghệ An, tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất là Bắc Kạn.
Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 448.556 ha (chiếm 76% diện tích tự nhiên) với cơ cấu ba loại rừng: Ðất rừng đặc dụng chiếm 10,7%; đất rừng phòng hộ chiếm 27%; đất rừng sản xuất chiếm 62,3%. Diện tích rừng hiện có của tỉnh là 426.204,77 ha (chiếm 7,93% so với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; chiếm 2,89% so với cả nước).
Đèo Gia là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Hơn 10 năm về trước, nhiều người đến đây đều lắc đầu ngao ngán bởi giao thông cách trở, người dân đói nghèo, lạc hậu, làng bản đìu hiu... Thế nhưng, ngày nay đến vùng đất này, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự đổi thay với bức tranh kinh tế nhiều khởi sắc.
Năm 2023, ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thị trường xuất khẩu lâm sản phục hồi chậm, tình trạng lạm phát của thế giới vẫn ở mức cao,… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.
Bình Phước được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ với diện tích trong quy hoạch ba loại rừng hơn 171 ha, trong đó rừng đặc dụng hơn 31.179 ha, rừng phòng hộ là 43.548 ha và rừng sản xuất là 96.799 ha. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, rừng ở Bình Phước đang đem lại nhiều nguồn lợi, trong đó có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái khi được quy hoạch, đầu tư bài bản.
So với các địa phương khác ở miền trung, tỉnh Quảng Bình triển khai trồng rừng gỗ lớn khá chậm và người dân còn e ngại do lo sợ thiệt hại do thiên tai. Để tăng giá trị kinh tế cho rừng trồng và hướng tới phát triển bền vững, Quảng Bình hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích phù hợp sang trồng rừng gỗ lớn với diện tích ngày càng tăng. Hướng đi triển vọng này hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân.
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn và thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí phải đóng cửa… Thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành gỗ...
Việt Nam có hơn 14,7 triệu héc-ta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.
Bên cạnh việc khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có của rừng, xây dựng quy hoạch, chiến lược để phát triển, các địa phương đang đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhằm phát triển kinh tế rừng ổn định và bền vững...
Giữ rừng chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng, nhất là tại những địa bàn miền núi hiểm trở, xa dân cư như tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Giữa đại ngàn bao la, lực lượng giữ rừng thường xuyên đối mặt nhiều nguy hiểm…
Hiện nay, các tỉnh bắc miền trung đang trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao phổ biến từ 38 đến 400C, có những ngày lên đến hơn 420C và gió phơn tây nam thổi mạnh. Đây cũng là thời điểm người dân ở các địa phương miền núi triển khai phát thực bì để chuẩn bị xuống vụ trên nương rẫy và trồng rừng mới cho nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Không chỉ nỗ lực vượt khó để thoát nghèo mà anh Triệu Tòn Lai, ở thôn Bản Sáp, xã Xuân La, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) còn gương mẫu đi đầu trong công việc chung của địa phương.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã đối mặt với giá nguyên liệu, vận chuyển tăng, nhu cầu thị trường giảm sút. Những tháng cuối năm 2023 dự báo tiếp tục khó khăn, buộc các doanh nghiệp phải vượt qua, nếu không muốn hụt hơi trước khi cán đích…
Tỉnh Bắc Kạn vừa quyết định bổ sung thêm hơn 200 tuyến đường mới vào quy hoạch đường lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2015-2025, tầm nhìn đến 2030. Đây là bước đi phù hợp của tỉnh nhằm mở rộng mạng lưới và hiệu quả của các tuyến đường lâm nghiệp đã được khẳng định trên thực tiễn những năm qua.
Thời gian qua, ở khu vực miền trung, do nắng nóng gay gắt, kéo dài và sự bất cẩn của người dân đã gây ra nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Những năm qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đó, Bắc Trung Bộ thành khu vực có diện tích rừng lớn, chiếm hơn 21,2% diện tích rừng cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác bảo vệ, phát triển rừng trong khu vực còn nhiều vướng mắc cần sớm giải quyết để rừng thật sự là “vàng”.
Vượt hơn 3km đường rừng, chúng tôi đến thăm trang trại anh Lê Mai Hiền, một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu toàn quốc, được vinh danh là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020”.
Khoảng cuối tháng 2 trở lại đây, nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng trồng thuộc lâm phần rừng phòng hộ Gia Nghĩa trên địa bàn xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bị cháy bất thường; cùng với đó là một lượng lớn đinh sắt các loại được chôn, rải dọc đường tuần tra nhằm ngăn chặn lực lượng chức năng dập lửa…
Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào cho biết vừa nâng tổng số khu rừng được đưa vào diện bảo vệ ở nước này lên con số 177. Động thái trên nằm trong nỗ lực nhằm khôi phục diện tích che phủ rừng đạt 70% diện tích cả nước, cũng như bảo đảm quản lý rừng bền vững.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các hiệp hội gỗ địa phương và Tổ chức Forest Trends, với sự tài trợ về mặt tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Anh và Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Na Uy vừa tổ chức hội thảo tham vấn về các nội dung trong bản dự thảo của thông tư thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT nhằm tạo sự thông thoáng cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 30% trong tổng diện tích rừng trồng là gỗ lớn, cùng với đó năng suất đạt 300 m3/ha trong chu kỳ 10 đến 12 năm.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, tổng diện tích rừng của Việt Nam hiện nay là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%).