Ngày 10/10, Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh thủy đậu tại Trường Mẫu giáo Hoa Hướng Dương trên địa bàn phường Thiện An.
Chiều 23/8, Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xảy ra tại hộ gia đình ông Bùi Đức Hoạch, trú tại thôn 1, xã Ea Kao với 23 con lợn mắc bệnh.
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng công bố dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang năm 2024, tạm dừng hoạt động giết mổ lợn tại vùng có dịch.
Ngày 7/8, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tại thời điểm này không phát sinh thêm ca mắc bạch hầu mới, ổ bạch hầu ở thị trấn Mường Lát được kiểm soát, khống chế.
Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 3542/UBND-NLN ngày 3/7/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh trên đàn vật nuôi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giao các sở, ngành liên quan tập trung triển khai hoàn tất các thủ tục và giải ngân vốn của 2 dự án đường cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc và Bảo Lộc-Liên Khương.
Ngày 19/3, Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, đã chỉ đạo đơn vị chức năng của thị xã và các địa phương tập trung triển khai các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn các ổ dịch viêm da nổi cục trâu, bò phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Ngày 6/10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, dịch tả lợn châu Phi và dịch tai xanh ở lợn vừa xuất hiện tại 2 xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, gây nhiều thiệt hại cho người dân ở các xã nghèo này.
Sốt xuất huyết đang bùng phát với nhiều ổ dịch tại Thủ đô và chỉ trong nửa tháng qua đã có ba người tử vong. Đây là thời điểm đáng báo động, nhất là khi người dân còn chủ quan trong phòng chống dịch bệnh.
Làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên người của tỉnh Điện Biên vào sáng 12/9, Đoàn công tác Bộ Y tế ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng chống bệnh bạch hầu của ngành y tế, chính quyền địa phương.
Một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại một số địa phương trong cả nước, đặc biệt tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận hơn 10 người mắc bệnh than.
Tỉnh Điện Biên vừa ghi nhận ba ổ dịch bệnh than trên người với 13 người mắc bệnh và 119 người tiếp xúc gần. Đáng lo ngại là ngoài những trường hợp đã ghi nhận mắc bệnh hoặc có liên quan các yếu tố dịch tễ tại ba ổ dịch, thì nguy cơ dịch bệnh lây lan là rất lớn, khi có nhiều người tại địa bàn các xã, huyện lân cận đã mua thịt trâu, bò có nguồn gốc tại các ổ dịch bệnh than trên gia súc để tiêu thụ.
Gần đây, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, làm tăng nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 sắp tới.
Từ đầu năm đến nay, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tám ổ dịch bệnh thủy đậu xảy ra trên địa bàn sáu xã thuộc bốn huyện, thành phố với 126 trường hợp mắc bệnh, tăng 39 trường hợp so với cả năm 2022. Hiện nay, tình hình dịch thủy đậu đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Ngày 14/4, tại Thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023, với sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố trên cả nước .
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/2 triệu tập cuộc họp khẩn sau khi có ít nhất 9 người tại Ghinea Xích đạo tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg - "họ hàng" của virus Ebola.
Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục gia tăng thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch. Vì thế, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương cần nỗ lực hơn nữa, coi việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết tương tự như dịch Covid-19; các đơn vị y tế cập nhật phác đồ điều trị, bảo đảm đủ hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc... theo đúng quy định.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hà Nội, trong tuần 47, thành phố ghi nhận 1.435 ca mắc sốt xuất huyết mới, tăng 4,1% so với tuần trước (1.378/2), trong đó có 2 ca tử vong.
Theo thông tin từ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là ông Đ.T.T (sinh năm 1960) trú tại thôn 1, xã Nghĩa An, huyện Kbang.
Ngày 15/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã yêu cầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội và các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 4 đến 11/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.343 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc tăng 2,3% so với tuần trước đó.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 đã vượt ngưỡng cảnh báo dịch, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp.