Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và ngành y tế nắm bắt sức khỏe người cách ly tại nhà.

Thai phụ mắc bệnh bạch hầu ở Thanh Hóa được xuất viện

Chiều 13/8, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa Hà Thị Phúc cho biết: Sau một thời gian điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, có kết quả xét nghiệm lại âm tính, sức khỏe tốt, thai phụ ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát được phép xuất viện, tiếp tục cách ly tại nhà.
Cán bộ y tế CDC Nghệ An điều tra dịch tễ bệnh bạch hầu tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn. (Ảnh TỪ THÀNH)

Hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh bạch hầu

Do triển khai tiêm vắc-xin trên diện rộng, nên từ nhiều năm nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được khống chế. Hằng năm chỉ ghi nhận một số trường hợp lẻ tẻ do không tiêm hoặc tiêm không đủ liều, không tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh bạch hầu nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây các ca bệnh bạch hầu

Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây các ca bệnh bạch hầu

Liên quan đến ca bệnh bạch hầu tại tỉnh Bắc Giang và Nghệ An, hai địa phương này hiện đã khoanh vùng, truy vết và cách ly tất cả những người tiếp xúc gần với các ca bệnh, đồng thời triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện, công tác kiểm soát, phòng và điều trị bệnh từ nguồn lây này đang được triển khai chặt chẽ.
Lực lượng y tế Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc gần ca bệnh tử vong. (Ảnh: CDC tỉnh Nghệ An cung cấp)

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu

Ngày 8/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở Y tế hai tỉnh Nghệ An, Bắc Giang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu sau khi ghi nhận một trường hợp mắc bệnh (tại Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một người chết (tại Kỳ Sơn, Nghệ An) do căn bệnh này. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trường hợp mắc bệnh có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong.
Điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại thành phố Hà Nội. (Ảnh VÂN VÂN)

Giám sát tích cực để phát hiện sớm dịch bệnh tại cộng đồng

Hiện nay, nguy cơ lây lan, bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu, cúm gia cầm trên người là rất lớn. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, diễn ra chiều 10/4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân thôn Phe Phà, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, Hà Giang uống thuốc điều trị, phòng bệnh bạch hầu.

Điện Biên, Hà Giang thiếu vắc-xin phòng bệnh bạch hầu

Bùng phát ở các thôn, bản là “vùng lõm” về tiêm chủng thuộc các huyện vùng cao của hai tỉnh miền núi Điện Biên, Hà Giang, song với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt từ chính quyền, ngành y tế hai tỉnh, đến nay, bệnh bạch hầu đã cơ bản được kiểm soát, các trường hợp bệnh được điều trị kịp thời, có tiến triển tốt.
Cán bộ y tế Điện Biên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông.

Điện Biên tập trung phòng, chống bệnh bạch hầu

Từ đầu tháng 5 đến nay, người dân xã Pú Nhi và các xã lân cận thuộc huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) luôn canh cánh nỗi lo dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn. Song với sự vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm của ngành y tế Điện Biên, đến thời điểm này, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; công tác phòng, chống dịch bạch hầu được thực hiện khẩn trương, đồng bộ.
Cán bộ y tế huyện Nậm Pồ tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh đến người dân xã Nà Hỳ. (Ảnh: Bích Hạnh)

Điện Biên ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu

Xác nhận thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên, cho biết: Ngày 4/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có kết quả xét nghiệm xác định, bệnh nhân S.T.L. tử vong do dương tính với vi khuẩn Corynebacterium diphtheria (vi khuẩn bệnh bạch hầu).
Trạm chốt chặn xã Hải Yang - Đắk Đoa, Gia Lai.

Quyết liệt ngăn chặn bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên

Theo số liệu cập nhật của ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên, đến ngày 7-7, trên địa bàn đã có 61 ca nhiễm bạch hầu. Trong đó, tỉnh Đắk Nông 25 ca, Kon Tum 23 ca, Gia Lai 13 ca và đã có ba người tử vong (Đắk Nông: hai người, Gia Lai: một người). Hiện các địa phương trong tỉnh đang cách ly hàng nghìn người để theo dõi, phòng bệnh.