Màn múa rồng sôi nổi, đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội 2023.

Sống dậy những điệu múa rồng

Sau một thời gian dài trầm lắng, những năm gần đây, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, nhất là bộ môn múa rồng đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, lan tỏa đến các khu dân cư ở các huyện như: Đông Anh, Thanh Oai, Thanh Trì... Mỗi huyện có hàng chục Câu lạc bộ Múa rồng hoạt động. Những loại hình diễn xướng dân gian này vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, vừa góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống.
Các đại biểu tham quan những hình ảnh, tư liệu về hồ Hoàn Kiếm trong quá trình giao lưu văn hóa.

Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm trong quá trình giao lưu văn hóa Đông-Tây

Hồ Hoàn Kiếm được coi là trái tim của Thủ đô Hà Nội. Từ một không gian đậm chất truyền thống, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng lên những kiến trúc mới, biến khu vực hồ thành một “giao lộ Đông-Tây”. Công chúng sẽ có dịp tìm hiểu về “giao lộ” này qua triển lãm “Hồ Gươm, Giao lộ Đông-Tây”.
Các đơn vị đang thi công những hạng mục cuối cùng Công viên Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội).

Mở rộng những không gian xanh

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều công viên, vườn hoa, thực hiện phân cấp quản lý các công viên, vườn hoa. Nhiều công viên được xây mới, cải tạo từ ngân sách và nguồn lực xã hội hóa, tạo diện mạo đô thị khang trang, cải thiện chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, so với tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội, tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầu người vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Nhiều công viên bị xuống cấp, trong khi nhiều dự án xây dựng công viên mới chỉ “nằm trên giấy”, hoặc bị bỏ hoang, không được đưa vào khai thác, gây lãng phí tiền của của xã hội. Hiện trạng công viên “vừa thừa, vừa thiếu” đang diễn ra tại Hà Nội, cần có những giải pháp quyết liệt để khắc phục, đồng thời tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng thêm nhiều công viên, vườn hoa mới trong thời gian tới.
Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Ô Quan Chưởng, cửa ô cuối cùng còn lại của Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến bảo vệ và giải phóng Thủ đô

Trải qua những biến thiên của thời gian, những di tích từng chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô, cũng như thời khắc hạnh phúc khi đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, nay đã có nhiều thay đổi. Nhưng những câu chuyện mà các di tích này “kể lại” với đời sau vẫn còn nguyên vẹn.
Bài viết " Ngày đầu tiên của Thủ đô giải phóng: Từ Bạch Mai đến cầu Long Biên" của tác giả Thép Mới, đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 11-12/10/1954

[Báo Nhân Dân, ngày 11–12/10/1954] Ngày đầu tiên của Thủ đô giải phóng: Từ Bạch Mai đến cầu Long Biên

Mới tờ mờ đất, ngày 9 tháng 10, tiếng hát “Vì nhân dân quên mình” bỗng vang lên trên các ngả đường vào Bạch Mai, Kim Liên, ô Cầu Giấy. Các đơn vị tiền phong của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàng ngũ nghiêm chỉnh, tiến vào giải phóng Thủ đô. Trên quốc lộ số 1, nhìn về Hà Nội, ánh đèn điện Bạch Mai ngày càng gần lại. Ánh điện báo hiệu công nhân và toàn thể nhân dân Hà Nội vẫn giữ vững đấu tranh đợi bộ đội về.
[Báo Nhân Dân, ngày 11-12/10/1954): Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn Thủ đô Hà Nội

[Báo Nhân Dân, ngày 11-12/10/1954): Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn Thủ đô Hà Nội

9 giờ 25 sáng quân đội ta đã vào Phủ toàn quyền cũ và đến 10 giờ 30 đã vào Bắc Bộ phủ. Đến 4 giờ chiều, toàn bộ quân đội liên hiệp Pháp đã rời khỏi Hà Nội, rút hết sang phía Đông cầu Long Biên. Toàn thể nhân dân Hà Nội tưng bừng, náo nhiệt hoan nghênh quân đội nhân dân ta trở về Thủ đô Hà Nội.