Khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhất là quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng với kế hoạch phá dỡ công trình Hàm cá mập, trả lại một không gian công cộng có giá trị đặc biệt cho Thủ đô Hà Nội.
Thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ giữ nguyên những cây có giá trị, cây trồng lâu năm, cây cổ thụ, chỉ tiến hành thay thế, dịch chuyển các cây nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh.
Ngày 23/3, Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 50 - Vì hòa bình năm 2025 đã diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia chạy hưởng ứng của hơn 4.000 người.
Để triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ đạo điểm đến đối với một số cơ quan, đơn vị.
Những ngày qua, trước thông tin về việc tòa nhà "hàm cá mập" tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (cạnh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) sẽ bị tháo dỡ, nhiều người dân, du khách đã kéo về khu vực này để tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, việc tập trung đông người dưới lòng đường, dừng đỗ phương tiện sai quy định tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Trong bối cảnh việc phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập và xây dựng không gian ngầm đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, những hình ảnh mô phòng một Hồ Gươm không “hàm cá mập” bằng công cụ AI đã cho thấy một không gian thoáng đãng hơn của Bờ hồ, phù hợp với những giá trị lịch sử-văn hóa của khu vực.
Liên ngành Sở Xây dựng-Công an thành phố Hà Nội đã khảo sát hiện trường, lập phương án bảo đảm an toàn giao thông khi phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và mở rộng không gian quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục.
Đảng ủy Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nêu rõ việc di chuyển các trụ sở cơ quan, đơn vị, nhà dân thuộc phạm vi dự án cải tạo không gian phía đông hồ Hoàn Kiếm và cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các đối tượng này. Trong đó, UBND thành phố sẽ áp dụng cơ chế, chính sách đền bù cao nhất theo quy định cho người dân trong diện di dời.
Hà Nội sẽ di dời 11 trụ sở cơ quan và 40 hộ dân để phục vụ dự án cải tạo phía đông hồ Hoàn Kiếm thành quảng trường-công viên đặc biệt. Các cơ quan, đơn vị thuộc diện di dời sẽ được bố trí địa điểm làm trụ sở mới.
Đã gần 10 năm, kể từ khi việc di dời một số cơ quan, trụ sở tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm được đề cập tại đồ án quy hoạch dự án xây dựng nhà ga C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 (giai đoạn 1: Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo).
Theo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày 11/3, Hà Nội sẽ di dời 11 trụ sở cơ quan, đơn vị và khoảng 40 hộ dân để phục vụ dự án.
Lãnh đạo Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) - đơn vị được thành phố Hà Nội cho thuê đất và quản lý Trung tâm thương mại số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng (tòa nhà “Hàm cá mập”) khẳng định, doanh nghiệp sẵn sàng bàn giao nguyên trạng khu đất và hạ tầng trên đất bất kỳ thời điểm nào thành phố Hà Nội yêu cầu.
Ngày 11/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 118/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp triển khai các nhiệm vụ về quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.
Các ý kiến chỉ đạo gần đây của lãnh đạo thành phố Hà Nội về quy hoạch, cải tạo không gian phía đông hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục đã thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ đối với mục tiêu đã được Hà Nội theo đuổi trong hàng chục năm qua. Đó là vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, vừa hoàn thiện những yếu tố còn chưa đủ, chưa tương xứng với giá trị vốn có; đồng thời, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển trong đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả của kinh tế du lịch.
Thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương đẩy nhanh quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm thành không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân Thủ đô.
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận phương án thí điểm hạn chế xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố trong khu vực phố cổ và khu vực chung quanh hồ Hoàn Kiếm theo đề xuất, kiến nghị của Sở Giao thông vận tải. Thời gian thí điểm là 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3/2025.
Ùn tắc, lộn xộn, mất trật tự an toàn giao thông... là cảnh thường thấy lâu nay tại khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khi xe ô-tô du lịch, trong đó có nhiều xe cỡ lớn, thường xuyên ra, vào đưa đón khách du lịch. Từ ngày 1/3, tình trạng này sẽ được khắc phục khi thành phố Hà Nội thí điểm hạn chế xe ô-tô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố trong khu vực phố cổ và chung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Đêm Giao thừa đón Tết Ất Tỵ, người dân Hà Nội đổ về khu vực trung tâm thành phố và những địa điểm bắn pháo hoa ở 30 quận, huyện, thị xã để đón chào năm mới.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô tăng cao đã kéo theo lượng lớn chất thải rắn gia tăng đến từ các hoạt động vui chơi, mua sắm, dọn dẹp nhà cửa… Thực trạng này đòi hỏi ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường, phục vụ người dân vui xuân, đón Tết.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 8/1, Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey tới thăm Di tích Quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Sáng 1/1/2025, Giải bán Marathon quốc tế Việt Nam 2025, được tài trợ bởi Herbalife, đã diễn tại Hà Nội với hai điểm xuất phát các cự ly ở khu vực hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa bàn có diện tích nhỏ nhất thành phố, nhưng lại là trung tâm du lịch, thương mại phát triển nhất Thủ đô. Xác định văn hóa ứng xử, văn minh thương mại có vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hoá, đặc biệt là văn hóa của khu phố cổ, Hoàn Kiếm chú trọng việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử gắn với gìn giữ nét thanh lịch của người Hoàn Kiếm, qua đó, tăng sức hấp dẫn cho du lịch trên địa bàn.
Để phục vụ người dân và du khách đến tham quan và chụp ảnh tại các mô hình đã được lắp dựng chung quanh hồ Hoàn Kiếm trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép quận Hoàn Kiếm tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận từ 18 giờ ngày 10/10 (thứ Năm) đến hết ngày 13/10 (Chủ nhật) - sớm hơn 1 ngày so với lịch hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Ông Tohru Ninomiya vừa mới trở về Nhật Bản cách đây ít ngày. Trước khi rời Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có buổi gặp mặt, tri ân doanh nhân Nhật Bản này, bởi suốt 12 năm qua, ông nổi tiếng với cái tên “người Nhật nhặt rác” ở hồ Gươm. Việc làm của ông đã đánh thức trách nhiệm cộng đồng, thu hút được nhiều người tham gia. Khi ông rời Việt Nam, công việc nhặt rác quanh hồ Gươm được trao lại cho những người bạn Việt Nam của ông.
Các không gian đi bộ đang tạo động lực thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế đêm tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là những địa bàn trọng điểm về du lịch như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...
Trong không gian ngoài trời bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), 70 bức ảnh về những chiến thắng của nhân dân Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến thế giới trong thế kỷ 20 đã được giới thiệu đến công chúng.