Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được phát hành trên nền tảng số của các kênh âm nhạc.
Một tác phẩm sơn mài ấn tượng của họa sĩ Chu Nhật Quang.

"Dấu thiêng" - triển lãm tranh sơn mài ấn tượng của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện trưng bày tranh về Hoàng Thành và cảnh non sông, di sản văn hóa Hà Nội mang tên "Dấu thiêng" của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang.
Các diễn giả tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững

70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Trong bối cảnh cả thế giới phải đối mặt với những thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, thành phố tìm giải pháp tập trung phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 
Chúng tôi đón Bác về lại Thủ đô

Chúng tôi đón Bác về lại Thủ đô

Ngày 19/8/2009, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khánh thành nhà truyền thống tại số 1-Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Ban tổ chức buổi lễ có mời ông Tạ Quang Chiến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao đến dự buổi lễ khánh thành vì ông có 12 năm công tác trong lực lượng cảnh vệ và là người vinh dự được bảo vệ Bác Hồ; ông là một trong tám chiến sĩ cận vệ được Bác Hồ đặt tên: Trường-Kỳ-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử lực lượng cảnh vệ.
Tiểu đoàn Bình Ca trở về tiếp quản Thủ đô

Tiểu đoàn Bình Ca trở về tiếp quản Thủ đô

Đầu tháng 10/1954, anh Vũ Huy Hậu, Chính trị viên Tiểu đoàn 18 (Bình Ca), Trung đoàn 102 (Thủ Đô), Đại đoàn 308 (Quân tiên phong) được giao nhiệm vụ chọn 214 người, thành lập 35 tổ, phần lớn do cán bộ đại đội, trung đội làm tổ trưởng, trang bị toàn tiểu liên Tuyn (loại súng chiến lợi phẩm ta thu được của Pháp), dưới danh nghĩa đơn vị cảnh vệ, vào Hà Nội trước 2 ngày để cùng canh gác với lính Pháp tại 35 vị trí quan trọng, trước khi Pháp rút khỏi Hà Nội, tạo thuận lợi cho bộ đội ta chính thức tiếp quản thành phố ngày 10/10/1954. Tin vui này làm toàn thể cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn rất phấn khởi.
Đấu tranh chính trị của nhân sĩ, trí thức Hà Nội trong lòng địch

Đấu tranh chính trị của nhân sĩ, trí thức Hà Nội trong lòng địch

Đông xuân 1953-1954, kế hoạch Nava của Pháp đã báo hiệu sự thất bại thảm hại. Mâu thuẫn giữa rải quân chiếm giữ đất đai với tập trung quân lực để cơ động đánh lớn không giải quyết được, chúng ngày càng sa vào thế phòng ngự bị động. Ngược lại ta càng đánh càng mạnh, khoét sâu vào chỗ yếu của địch, tạo điều kiện bao vây quân Pháp ở cánh đồng Mường Thanh-Điện Biên Phủ (11/1953), giải phóng Lai Châu (12/1953). Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục... đánh địch ngay ở hậu cứ quan trọng nhất của chúng. Trước hết, ta lấy phong trào chống bắt lính và làm tan rã ngụy quân làm đòn bẩy khuấy động quần chúng.
Hình thái hai chính quyền ở Hà Nội trong những năm đầu giải phóng (1954-1960)

Hình thái hai chính quyền ở Hà Nội trong những năm đầu giải phóng (1954-1960)

Để chuẩn bị cho công cuộc giải phóng đất nước mà trước hết là giải phóng hoàn toàn thủ đô Hà Nội, việc quyết định thành lập hình thái chính quyền cấp thành phố là nội dung đặc biệt quan trọng. Điểm nổi bật của bộ máy chính quyền Hà Nội giai đoạn đầu giải phóng là sự tồn tại hai loại hình chính quyền quân sự - Ủy ban quân chính và chính quyền dân sự - Ủy ban hành chính.
Ủy ban quân chính Hà Nội trong những ngày tiếp quản Thủ đô - Lịch sử và kinh nghiệm

Ủy ban quân chính Hà Nội trong những ngày tiếp quản Thủ đô - Lịch sử và kinh nghiệm

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của chính quyền cách mạng và nhân dân Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết là tiếp quản Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, Ủy ban Quân Chính Hà Nội được thành lập, một hình thức đặc biệt của chính quyền nhà nước địa phương, với một kế hoạch chặt chẽ, thống nhất, nêu cao tinh thần phụ trách của mỗi cá nhân, thực hiện nhiệm vụ tiếp quản, đảm bảo trật tự trị an, quản lý và điều hành hiệu quả mọi hoạt động của một thành phố mới giải phóng, duy trì và ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, để lại những kinh nghiệm quý về xây dựng một bộ máy chính quyền địa phương của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ảnh: THÀNH ĐẠT

Ý nghĩa của việc giải phóng Thủ đô với công cuộc đổi mới hiện nay

Ngay sau khi giải phóng, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Tràng An, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Đảng bộ Thủ đô, Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền nam, xứng đáng là “lương tâm của thời đại”, “Thủ đô của phẩm giá con người”.
Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, kiểm tra công đoạn thiết kế poster của buổi giới thiệu tài liệu.

“Giải phóng Thủ đô” và những tài liệu, hình ảnh chưa từng công bố

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) sẽ tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ về Ngày Tiếp quản, Giải phóng Thủ đô”, dự kiến vào ngày 24/9. Đến thời điểm hiện tại, những công việc cuối cùng đang được cán bộ và nhân viên của trung tâm gấp rút hoàn thiện.
Các nghệ sĩ tham gia chương trình "Việt Nam giang sơn gấm vóc".

Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc qua chương trình nghệ thuật "Việt Nam giang sơn gấm vóc"

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 và 70 năm Giải phóng Thủ đô 10/10, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Việt Nam giang sơn gấm vóc” - ngợi ca vẻ đẹp của non sông đất nước. Chương trình diễn ra tối 9/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh Hà Nội 1 cùng ứng dụng Hà Nội on và các nền tảng số của đài.