Ngày 11/4, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Sacombank và Mastercard đã phát hành thẻ MultiPass dùng thanh toán liên thông cho các phương tiện giao thông công cộng có lắp máy POS.
Chiều 27/3, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2025-2028.
Các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu cho rằng, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đường sắt tốc độ cao cần một chương trình đào tạo hiện đại, thực tiễn và hội nhập quốc tế. Việc kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết, thực hành, hợp tác doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ sẽ giúp sinh viên có nền tảng vững chắc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) dài gần 20 km, kết nối khu trung tâm với phía đông Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức vận hành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm áp lực giao thông. Ðây cũng là dấu mốc quan trọng, khởi đầu kế hoạch đầu tư bảy tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 355 km, giai đoạn từ nay đến năm 2035 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 23/12, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) tổ chức họp báo sau ngày vận hành chính thức đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên.
Sau thời gian 12 năm thi công xây dựng kể từ năm 2012, tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên có chiều dài gần 20km sắp “chạm đích”, chính thức đưa đón phục vụ người dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/12 tới.
Việc Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đã và đang tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, để thu hút các doanh nghiệp lớn từ xứ sở hoa Anh Ðào, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách… để xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch hơn nữa.
Cuối năm 2024, các chuyên gia Pháp đã tới Hà Nội để chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện dự án Grand Paris. Giới chuyên môn và các nhà quản lý rất quan tâm đến việc thu hút đầu tư 27 tỷ euro trái phiếu xanh một cách nhanh chóng của dự án.
Dự án tuyến Metro số 1 đã hoàn thành và chuẩn bị đi vào vận hành; 7 tuyến Metro khác với 355 km sẽ đồng loạt khởi công vào năm 2027; các dự án chống ngập, nhà ở tiếp tục được triển khai... là những thông tin vui với người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tinh thần quyết liệt, không ngại khó, ngại khổ đang được thổi vào từng cán bộ trong bộ máy công quyền của thành phố mang tên Bác.
Sau 14 năm, dự án Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đã hoàn thành 100% khối lượng thi công, đang trong quá trình thực hiện các thủ tục theo quy định để hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại, dự kiến vào ngày 22/12 tới.
Theo quyết định vừa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành, nếu hành khách chọn thanh toán không dùng tiền mặt thì giá vé lượt thấp nhất trên tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro), Bến Thành-Suối Tiên là 6.000 đồng/vé, giá vé lượt cao nhất là 19.000 đồng/vé tùy cự ly.
Trước khi tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đưa vào khai thác thương mại vào tháng 12 năm nay, Công ty TNHH một thành viên Ðường sắt đô thị số 1 cùng các chuyên gia tư vấn NJPT của Nhật Bản đã tổ chức công tác vận hành thử (trial run) trên toàn tuyến Metro với sự tham gia của khoảng 500 nhân viên ở tất cả các vị trí liên quan. Thời gian vận hành toàn tuyến kéo dài đến ngày 17/11, bao gồm đoạn trên cao và trong đường hầm.
Nhằm bảo đảm đồng bộ khi tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) vận hành thương mại vào cuối năm nay, hệ thống bến bãi và trạm dừng xe buýt cùng các cầu bộ hành đang được gấp rút thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng, qua đó giúp khai thác tối đa khả năng tiếp cận giữa hành khách với tuyến metro đầu tiên của thành phố.
Ngày 27/7, Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) và Công ty quản lý và vận hành giao thông thông minh (CRRC), Viện công nghệ đường sắt Nam Kinh (Trung Quốc) tổ chức ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác toàn diện và bền vững nhằm gắn kết công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao và Metro.
Hiện nay các dự án đường sắt đô thị (Metro) tại nước ta đang được làm với công nghệ khác nhau do phụ thuộc điều kiện vay vốn ODA. Cho dù công nghệ khác nhau được khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến việc kết nối trong mạng lưới giao thông đô thị. Tuy nhiên trên thực tế cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đường sắt cũng như không làm ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư, thay thế phụ tùng, bảo trì và khai thác vận hành sau này.
Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo Cả (DCI) đã tiên phong triển khai đào tạo chuyên ngành Xây dựng đường sắt-metro, mở đầu cho chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho Tập đoàn Đèo Cả và các đối tác trong thời gian tới.
Đây là khoản vay tiếp nối lần thứ 4 (sau 3 khoản vay cho dự án metro Bến Thành-Suối Tiên vào các năm 2007, 2012 và 2016) trị giá 41.223,7 triệu Yên (khoảng 7.040 tỷ đồng) được Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ.
Trong bối cảnh hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông rất lớn và cấp bách, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đóng vai trò quan trọng cho sự thành công.
Lãi suất ngân hàng giảm, nhiều dự án đã hoàn thiện được thủ tục pháp lý, hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh đầu tư… là những bệ đỡ tích cực cho thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, năm 2024, thị trường bất động sản sẽ hồi phục.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những điểm nhấn kiến trúc nổi bật đặc biệt, mang ý nghĩa biểu tượng cho nhà ga Bến Thành nói riêng và tuyến Metro số 1 (Bến thành-Suối Tiên) nói chung là hạng mục Giếng trời lấy sáng (toplight) đã lắp đặt, hoàn thành toàn bộ phần kiến trúc mặt trong và bàn giao cho thành phố trong dịp này.
Một trong những nội dung UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội xem xét khi thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 là cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) nhằm thu hút, chỉnh trang, phát triển đô thị, tạo quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư, nhằm thiết lập một hệ thống giao thông hiện đại, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở một siêu đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chỉ thị về đổi mới, tăng cường quản lý, phòng chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Sáng 16/12, dịch vụ xe đạp công cộng được Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh phối hợp Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam chính thức khai trương, đi vào hoạt động.
Ngày 16-4, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, bộ đôi máy đào hầm TBM “Thần tốc” - “Táo bạo” của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã hoàn thành công tác nghiệm thu chạy thử.
Thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến ngày 18-10, đoàn tàu metro đầu tiên của dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội sẽ cập cảng Hải Phòng, sớm hơn kế hoạch một tuần.