Quang cảnh hội nghị.

Tăng cường chống tiêu cực trong đấu giá tài sản

Ngày 24/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo Luật Thủ đô; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản. Đây là các dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất Hà Nội áp dụng thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng xác định khung pháp lý cần thiết để thành phố Hà Nội có thể cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn thành phố, phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền thành phố.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi làm việc.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 25/1, các đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội về tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo điều kiện để người tài phát triển, cống hiến, không dám tham nhũng

Góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung cơ chế chính sách về xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, tạo mọi điều kiện để người tài yên tâm phát triển, cống hiến, không muốn và không dám tham nhũng.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ bổ sung nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Hoàn thiện thể chế cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thành phố chưa phát triển được đội ngũ nhân tài đáp ứng yêu cầu, chưa hình thành được thị trường chuyển giao khoa học công nghệ, các chính sách hỗ trợ còn rất khiêm tốn… Vì vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung mới nhằm khắc phục những bất cập này.
Hà Nội cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Trong ảnh: Vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ.

Khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước

Những năm gần đây, Hà Nội coi văn hóa là nguồn lực quan trọng. Bên cạnh đó, thành phố thúc đẩy giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để văn hóa, giáo dục Thủ đô phát triển xứng tầm với vị thế, tiềm năng, cần những hành lang pháp lý mới, trong đó Luật Thủ đô phải có những thay đổi.
Ðại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Ðiện Biên) phát biểu thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tăng quyền hạn tương xứng với vai trò, trách nhiệm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được đưa ra thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và được đánh giá là có nhiều quy định mang tính đột phá. Ðáng chú ý, quy định về việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội trong quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế của thành phố được nhiều đại biểu ủng hộ.
Trình Quốc hội thành lập thêm 2 thành phố thuộc Hà Nội

Trình Quốc hội thành lập thêm 2 thành phố thuộc Hà Nội

Theo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.

Ủy ban Pháp luật họp phiên toàn thể lần thứ 18

Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khảo sát Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô tại huyện Hoài Đức. (Ảnh THÀNH NGUYỄN)

Quyết tâm tạo sức bật mới cho Thủ đô

69 năm sau Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật mới cho con đường phát triển. Trước mắt, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Tọa đàm "Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)". (Ảnh: Linh Nguyễn)

Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị Hà Nội

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), nhận định hồ sơ dự án luật được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, chất lượng, thể hiện tương đối đầy đủ, toàn diện chín nhóm chính sách mà Chính phủ trình Quốc hội khi lập đề nghị xây dựng luật; trong đó có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc thù, nhiều nội dung thể hiện sự kế thừa, bổ sung và phát triển hơn so với Luật Thủ đô hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Hỗ trợ người giỏi chuyên môn trở thành chuyên gia

Nêu quan điểm khi thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người giỏi chuyên môn có thể chuyên tâm phát triển khả năng về chuyên môn, trở thành chuyên gia về từng lĩnh vực có thể phát huy tác dụng tốt hơn là cứ phải trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Kỳ vọng Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo bước đột phá về thể chế cho Hà Nội phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là bước đột phá để tạo ra thể chế, khung khổ cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội theo tinh thần, định hướng lớn trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Không gian sáng tạo của Toong - mô hình không gian làm việc chung chuyên nghiệp tại Hà Nội.

Bài 5: Huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Sự phát triển của thành phố Hà Nội những năm gần đây đòi hỏi các quy định, chính sách của Luật Thủ đô cần phải được làm mới và bổ sung, trong đó có các quy định, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, phát huy vai trò của thành phố Hà Nội trong Vùng Thủ đô. Đây là các nhiệm vụ quan trọng đang được thành phố tập trung thực hiện.
Mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới, nhưng chưa tạo được đột phá.`

Tổ chức chính quyền theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh phân quyền

Trong chín nhóm chính sách mà Hà Nội đề xuất tại Luật Thủ đô (sửa đổi), chính sách về tổ chức chính quyền theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là điểm mới đang nhận được sự quan tâm, ý kiến của các chuyên gia. Các ý kiến cho rằng, cần tinh gọn hơn nữa về bộ máy, làm rõ hơn vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Thủ đô.
Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội; Sở Tư pháp Hà Nội và Trường đại học Luật Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Bài 2: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển xứng tầm

Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, mà cần hướng tới mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tạo thể chế thuận lợi để Thủ đô phát triển

Thời gian qua, Quốc hội ban hành hai nghị quyết quan trọng đối với Hà Nội, đó là Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội và Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội.