Tạo diện mạo mới cho đô thị
Hà Nội có 1.579 tòa nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954. Hầu hết các tòa nhà này đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Sau nhiều nỗ lực, việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chưa thực hiện được do có nhiều vướng mắc, trong đó, khó khăn nhất là cân đối lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Phía doanh nghiệp không mặn mà do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là không gia tăng mật độ dân cư, không được điều chỉnh quy hoạch, nâng chiều cao xây dựng.
Luật Thủ đô 2024 có nhiều cơ chế mở nút thắt trong cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội. |
Theo Luật Thủ đô 2024, Hà Nội sẽ thực hiện cải tạo chung cư cũ theo từng khu. Với các nhà chung cư cũ nhỏ lẻ, chủ đầu tư thực hiện cải tạo được quy gom trong quá trình cải tạo, xây dựng mới.
Hà Nội cũng được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp.
Đặc biệt, trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư thì Ủy ban nhân dân thành phố sẽ thu hồi đất nhà chung cư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi dự án đồng thuận. Số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiếp tục được phân chia và chi trả cho từng chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất…
Hà Nội ủy quyền nhiều nhiệm vụ quan trọng khi cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cùng với Luật nhà ở 2023, những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội chủ động trong các bước lập quy hoạch, lựa chọn phương thức đầu tư giúp cho quá trình cải tạo chung cư cũ đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Tại Luật Thủ đô có quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 về “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm” thể hiện bước đột phá trong phân cấp, uỷ quyền và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thành phố khi thời gian qua, vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy ngày càng phức tạp, song chế tài xử phạt thấp, cho nên chủ đầu tư bất chấp quy định pháp luật. Trong khi việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung tuy được áp dụng nhưng việc thi hành còn gặp nhiều khó khăn.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh nhận định, chính sách đặc thù này đến thời điểm hiện nay chỉ có Hà Nội thực hiện, được thể hiện trong Luật Thủ đô. Quy định thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước giao cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, bởi đây là cấp sát dân, sát công trình vi phạm. Từ khi chính quyền cấp xã lập biên bản xác định chủ công trình cố tình vi phạm, chỉ trong 2-3 ngày phải áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước. Đáng nói, việc ban hành nghị quyết không làm tăng biên chế, không tạo ra yêu cầu bổ sung nhân lực cho bộ máy nhà nước, không tạo ra sự cồng kềnh trong tổ chức.
Phát triển đô thị hài hòa hai bên sông Hồng
Luật Thủ đô 2024 mở ra cơ hội lớn cho Hà Nội đẩy mạnh quy hoạch và đầu tư phát triển; trong đó có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Tại Điều 21 của Luật, những “điểm nghẽn” như: Làm thế nào để có thể khai thác được tiềm năng, lợi thế của bãi giữa sông Hồng để không chỉ làm nên sức sống mới cho dòng sông này, mà còn tạo ra lợi thế mới, không gian mới cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và kinh tế-xã hội của Thủ đô, đã được tháo gỡ bằng quy định “Thành phố Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch".
Tiếp thêm năng lượng cho Hà Nội phát triển
Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, khu vực hai bên sông Hồng luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều dự án trong và ngoài nước. Các dự án đều mở ra diện mạo mới cho khu trung tâm Hà Nội, song khó khăn trong triển khai chủ yếu là về thực hiện an toàn thoát lũ, nguồn lực thực hiện và ứng dụng khoa học công nghệ mới để bảo đảm bền vững, thích ứng an toàn với biến động nước lũ.
Để giải quyết những thách thức trong triển khai, thực hiện, Luật Thủ đô 2024 đã có những chính sách đặc thù liên quan đến khu vực sông Hồng; trong đó những chính sách đặc thù về tài chính, ứng dụng thí điểm khoa học, công nghệ sẽ là động lực để hoàn thiện quy hoạch phân khu sông Hồng, tạo điều kiện triển khai trục trung tâm phát triển Thủ đô, hài hòa không gian xanh sinh thái, văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, thể thao giải trí, đô thị hiện đại xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Để khu vực hai bên sông Hồng là trục trung tâm, không chỉ quan tâm đến không gian giữa 2 đê tả, hữu sông, Hà Nội còn cần được nghiên cứu gắn kết với không gian trung chuyển tiếp giáp để tạo lập “diện mạo” đô thị hiện tại.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tuyên (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng, đây là cơ hội để phát triển mô hình sinh thái trên cơ sở tiềm năng tự nhiên và tiếp nối tinh thần danh hiệu Thành phố Sáng tạo. Ông đưa ra 5 mô hình phát triển bãi giữa sông Hồng. Đó là mô hình: Công viên chuyên đề, sinh thái; Công viên chuyên đề khoa học công nghệ phát huy vị thế của 4 quận lịch sử; Công viên nông nghiệp quốc gia để phát huy quỹ đất, hình thành khu vực sản xuất nông nghiệp cao; Công viên văn hóa quốc gia; Công viên thảo dược quốc gia.
Tìm kiếm ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng
Nhanh chóng bắt tay vào triển khai, 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên đã tổ chức "Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” để tập trung các ý tưởng nhằm khai thác khu vực sông Hồng một cách hiệu quả, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động, cũng như Luật Thủ đô 2024.