Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đình trệ từ sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang được kỳ vọng khởi sắc khi các đạo luật mới được thi hành, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được thực thi sớm 5 tháng so với quy định.
Ngày 15/10, tại Hội nghị Đối thoại về triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng thảo luận về cơ hội và thách thức mới từ các chính sách pháp luật này. Hội nghị do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức, nhằm đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng luật mới vào thực tiễn.
Ngày 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch tỉnh Trần Thắng vừa ký công văn chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh khẩn trương tham mưu ban hành văn bản quy định chi tiết và biện pháp thi hành các nội dung do văn bản cấp trên giao.
Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua. Những tác động của chính sách mới tới thị trường bất động sản đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 79/CĐ-TTg về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét với định hướng điều hành của Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức 7%, mở ra nhiều kỳ vọng cho sự phục hồi và phát triển của các kênh đầu tư, trong đó có thị trường bất động sản.
Với sự quyết liệt trong điều hành, quản lý của lãnh đạo các cấp, kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong bảy tháng đầu năm tiếp tục cho thấy nhiều điểm lạc quan, tốc độ phục hồi được duy trì tích cực. Tuy vậy, để hoàn thành kế hoạch năm, nhiều công tác, vấn đề cần phải được tháo gỡ, tăng tốc nhanh hơn nữa.
Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước Tô Lâm công bố 5 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Việc chủ đầu tư một số chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trây ỳ không bàn giao 2% quỹ bảo trì cho Ban quản trị cư dân quản lý là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tranh chấp tại các chung cư tiếp tục leo thang dù hành lang pháp lý để xử lý đã được ban hành đầy đủ.
Chiều 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo hoàn thiện dự thảo hai Nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
So với Luật Nhà ở năm 2014, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 có nhiều điểm mới, giúp tháo gỡ các vướng mắc, "điểm nghẽn" trong cải tạo chung cư cũ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, gắn với tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản ở nước ta vẫn tồn tại nhiều thách thức, điểm nghẽn, đặt ra những vấn đề về pháp lý, nguồn vốn cần nhanh chóng giải quyết để tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong thời gian tới.
Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và hai điều (200 và 210) của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội.
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đề án “Giải pháp thí điểm giải quyết cho hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch được thuê, thuê mua nhà ở xã hội khi Nhà nước thực hiện dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị”.
Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo dự kiến, ngày 29/6, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với nội dung quan trọng nhất là Chính phủ đề xuất cho phép bốn luật nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8.
Luật Nhà ở đã giải quyết được nhiều bất cập cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như các địa phương trong thời gian vừa qua liên quan việc phát triển nhà ở xã hội.
Bày tỏ nhất trí cao và ủng hộ việc các Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực sớm, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và công tác tuyên truyền, phổ biến để bảo đảm hiệu quả triển khai khi luật đi vào cuộc sống.
Ngày 19/6, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm đang được cử tri quan tâm sâu sắc.
Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định.
Nhiều chính sách của Luật Nhà ở sẽ tạo động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án trong thời gian tới.
Ngày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Thay vì có hiệu lực từ 1/1/2025, nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, theo phương án được Quốc hội thống nhất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Thủ tục hành chính, lãi suất nguồn vốn cho vay, vướng mắc về pháp lý… vẫn là những nguyên nhân chính khiến các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị ách tắc.